100.000 Tấn Vải Thiều Bắc Giang Vẫn Sang Trung Quốc

Sở Công thương Bắc Giang vừa có báo cáo tổng kết tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2014. Kết quả khả quan chứ không khó như dư luận lo ngại hồi đầu vụ.
Cụ thể, theo Sở Công thương Bắc Giang, do công tác chuẩn bị tốt, sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của báo chí nên "năm 2014 được đánh giá là năm liên tiếp có sản lượng lớn, giá cao, tiêu thụ thuận lợi, đảm bảo người trồng có lãi, doanh thu lớn”.
Về thị trường tiêu thụ, vải tươi đã được tiêu thụ rộng khắp toàn quốc, trong đó các tỉnh phía Nam tiêu thụ tới 60.000 tấn trên tổng số 90.000 tấn tiêu thụ nội địa và vải ở phía Nam đã bán được với giá khá cao.
Về thị trường xuất khẩu, vải Bắc Giang đã bán được sang Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... (quả tươi và sấy khô); các nước châu Âu, Nhật Bản (vải thiều chế biến). Trong đó Trung Quốc xuất khẩu được nhiều nhất, gần 100.000 tấn (chiếm 52% tổng sản lượng toàn tỉnh).
Tình hình bán vải sang Trung Quốc cũng “tương đương so với các năm trước”. Tuy nhiên, theo Sở Công thương Bắc Giang, vải thiều chủ yếu vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Tại các cửa khẩu, vải thiều đã bán được giá 7.000-23.000 đồng/kg. Vào thời điểm cuối vụ, giá tăng cao hơn, dao động 14.000-24.000 đồng/kg.
Nhờ sản lượng cao, giá khá tốt nên giá trị sản xuất vải thiều toàn tỉnh năm 2014 đạt khoảng 2.368 tỷ đồng (112,7 triệu USD). Nếu tính tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ (ngân hàng, vận tải, thùng xốp, đá cây, khách sạn... ), tổng doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.068 tỷ đồng.
Related news

Năm 2011, Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật (CLB KHKT) xã Song An (thị xã An Khê) được thành lập, trở thành cầu nối trung gian giúp nông dân tiếp cận, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản. Không chỉ vậy, CLB còn là nơi giúp đỡ, hỗ trợ nhà nông về phân bón, thức ăn chăn nuôi trả chậm.

Tát Ngà là một trong những xã có diện tích gieo trồng cao của huyện với 161 ha, thời tiết thuận lợi như hiện nay, nhiều diện tích lúa mùa sớm của xã đã chín rộ, nhân dân đang tích cực thu hoạch. Cùng với các hộ dân khác trong thôn, vụ này gia đình anh Trần Văn Pảo thôn Tát Ngà gieo cấy được trên 30 kg giống.

Nằm sâu dưới chân núi trên địa bàn thôn Bản Chang, một trong những thôn, bản xa nhất và khó khăn nhất của xã Quảng Ngần (Vị Xuyên), cơ sở HTX chè xanh Sáng Thu đang nỗ lực xây dựng cho cây chè Quảng Ngần một thương hiệu mang tên chè xanh Shan tuyết Sáng Thu.

Tỉnh ta cũng đã thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN với mục tiêu khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển NN, nông thôn (NT) bền vững cả về KT-XH và môi trường; tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với mục tiêu thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM...

Sản xuất trong điều kiện khó khăn, nhưng sản phẩm vụ đông bao giờ cũng cho giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần cây lúa. Xây dựng vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, chuyển từng bước tư duy lẫn hình thức sản xuất của người nông dân từ truyền thống sang hàng hóa trên cơ sở nhu cầu thị trường đang là sự lựa chọn của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh…