100.000 tấn muối tồn kho, diêm dân Ninh Thuận khóc ròng
Diêm dân tỉnh Ninh Thuận đang vào đợt cao điểm thu hoạch vụ muối chính năm 2015. Tuy nhiên, với giá bán quá thấp và thị trường tiêu thụ ế ẩm hiện nay, người làm muối “dở khóc dở mếu”. Cụ thể, giá muối thô tại chân ruộng chỉ còn khoảng 350.000 – 380.000 đồng/tấn, muối trải bạt: 800.000 đồng/tấn, chỉ bằng một nửa so với những năm trước.
Ông Nguyễn Văn Hùng, diêm dân xã Tri Hải – Ninh Hải, cho biết gia đình ông làm 3 sào muối, trung bình một tháng thu hoạch khoảng 15 tấn. Do giá muối từ đầu năm đến nay quá “bèo” nên chỉ đủ trang trải nhân công thu hoạch, lỗ chi phí đầu tư.
Bà Trần Thanh Liên (xã Nhơn Hải – Ninh Hải, có gần 4 sào muối) than vãn: “Những năm trước, giá muối cao, thị trường hút hàng, thương lái tìm đến tận nhà thu mua. Từ đầu năm đến nay gia đình tôi thu hoạch mấy chục tấn chất lượng tốt nhưng bán không được”.
Trên các cánh đồng muối ở huyện Ninh Hải, “thủ phủ” muối của tỉnh Ninh Thuận, muối chất đống trắng đồng. Nhiều diêm dân nói như mếu rằng đây là mùa muối lạt nhất từ trước đến nay của họ.
Theo cánh thương lái, diêm dân Ninh Thuận chủ yếu sản xuất muối bằng kỹ thuật truyền thống. Muối trải bạt ít được quan tâm vì vốn đầu tư cao. Trong khi đó, đa phần cơ sở chế biến muối thu mua muối trải bạt. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến giá muối truyền thống không ổn định, thị trường bị chững lại.
Hiện Công ty CP Muối Ninh Thuận đang tồn kho khoảng gần 70.000 tấn muối. Nếu tính luôn lượng muối tồn của diêm dân thì con số này trên 100.000 tấn.
Lượng muối tồn kho ở Ninh Thuận hiện lên tới trên 100.000 tấn.
Ninh Thuận là tỉnh có diện tích đồng muối lớn nhất nước với hơn 3.940 ha, sản lượng xấp xỉ 370.000 tấn/năm, trong đó muối công nghiệp hơn 236.000 tấn, còn lại do diêm dân sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Trên các kinh rạch thuộc quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hiện có nhiều ghe xuồng thả dọc theo các dòng sông, dòng kinh để cào bắt hến. Riêng ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, số người sống bằng nghề cào hến đông nhất là ở ấp Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh, với hàng trăm hộ gia đình.
Cái gì cũng rớt giá, đầu ra sản phẩm ở đâu? Hết rau, tôm cá, lúa gạo, trái cây, bây giờ tiếp nối là củ quả. Củ quả giá bèo lại được bày bán khắp Sài Gòn.
Ở Hà Nội, cây chè tập trung nhiều ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ… Tại những vùng này, cây chè được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội xóa đói, giảm nghèo.
Theo thông tin từ ông Nguyễn Đức Hùng - Chủ tịch HĐQT HTX Phú Hiệp Nguyên Đà Lạt, HTX ông đang xuất khẩu bông atisô tươi sang thị trường Thái Lan.
Trong những năm qua, khoai lang trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế giúp cải thiện cuộc sống của một số người dân tại huyện Châu Thành (Đồng Tháp), diện tích trồng khoai tập trung nhiều ở các xã: Phú Long, Tân Phú, Hòa Tân.