Sâu Phao Hại Lúa

(Tên khoa học: Nymphula depunctatus Gueneehoăc tên khác: Nymphula staynalis; Zebronia decasalis;
Hydrocaupa depunctalis Guenee)Thuộc Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái:
- Trứng sâu phao hình tròn, có màu vàng nhạt, đẻ thành 1-2 hàng ở bẹ lá hoặc mặt dưới lá gần mặt nước.
- Sâu non xanh trong, đầu có màu vàng nâu.- Nhộng làm tổ ở những ống lá màu nâu ở gần gốc lúa.
- Ngài nhỏ, mỏng manh có màu trắng tuyết với những đốm màu nâu nhạt ở cả hai cánh, cánh trước có 5 vằn ngang màu da cam và có 2 chấm, cánh sau có một chấm đen.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:
Vòng đời của sâu phao khoảng 28-42 ngày+ Giai đoạn trứng: 3-5 ngày.
+ Giai đoạn sâu non: 20-30 ngày.+ Giai đoạn nhộng: 15-7 ngày.
+ Giai đoạn ngài: 2-4 ngày.Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên ruộng lúa cạn. Ruộng lúa bị hại nặng có màu hơi trắng vì đầu ngọn lá bị sâu hại.
Sâu non của sâu phao thường ăn vào ban đêm, nhưng vào những ngày mưa phùn, râm mát chúng có thể phá cả ngày. Sâu non gặm mô diệp lục của lá, ăn khuyết từng miếng nhỏ, chỉ để lại một lớp biểu bì mỏng. Đặc điểm của lá bị hại là trên lá có những gạch ngang màu xanh trông như là bậc thang. Sâu non thường hại ở ruộng mạ già và lúa mới cấy, chúng cắn là và cuộn thành từng đoạn trông giống như những chiếc phao, sâu non có thể thò ra ngoài túi phao để gặm biểu bì lá lúa. Lá bị cắt và cuốn thành phao giống như bị cắt bằng kéo. Thường thấy ở gần bờ do gió và nước cuốn đến.Nhộng làm tổ ở những khe nứt nẻ ở vùng đất xung quanh gốc lúa. Bướm (ngài) hoạt động vào ban đêm, ưa mùi chua ngọt, thích ánh sáng nhưng là ánh sáng yếu, đẻ trứng ở mặt dưới của lá nổi trên mặt nước.
Phòng trừ:
● Rút nước để ruộng cạn vài giờ sâu có thể chết vì không thể bơi đi kiếm ăn được. Hoặc cho nước vào ruộng dùng vợt vợt sâu.
● Dùng các loại thuốc: Regent 800WP, Padan 95SP, Actara 25WG… để diệt sâu non.
Có thể bạn quan tâm

Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh như Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đã xuất hiện các mô hình trồng huệ trên đất ruộng luân canh với lúa cho hiệu quả cao. Đây là một mô hình vừa xóa độc canh lúa, vừa cải tạo đất. Mô hình này cho thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với cây lúa.

Thời tiết đầu vụ xuân ở miền Bắc năm nay có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Trong điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ sẽ có mưa nhiều, ẩm độ và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để bệnh bạc lá phát sinh phát triển dễ gây hại trên diện rộng. Nhằm giúp bà con nông dân chủ động phòng trừ có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, chúng tôi xin giới thiệu bệnh bạc lá hại lúa và biện pháp phòng trừ.

Trong giai đoạn sinh trưởng lúa bị sâu bệnh tấn công nhiều, gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân cũng như môi trường do phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh.

Bệnh đốm nâu do nấm gây nên. Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa. Trong thời kỳ ngâm ủ, bệnh làm cho rễ mầm bị thối đen, lá mầm bị biến dạng, nếu bị nặng cây mầm bị chết hoặc phát triển không bình thường.