Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm:
Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và các lá có mang sâu.
Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch.
Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng) để trừ các loài rầy, bọ xít và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:* Đúng thuốc: Chọn thuốc đúng đối tượng sâu hại.
* Đúng liều lượng: Tuân thủ quy định về liều lượng thuốc và nước pha theo chỉ dẫn ghi trên nhãn chai.* Đúng lúc: Phun khi mật số sâu hại phát triển nhiều hơn mật số thiên địch.
* Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân.
Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:
* Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.* Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.
* Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.* Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.
* Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.* Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL cảnh báo tình trạng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa đối với các vùng chuyên canh cây lúa 3 vụ gối nhau liên tiếp.

Lép hạt lúa là nỗi lo của nhà nông trong mỗi mùa vụ, vì các tác nhân gây bệnh thường tấn công vào giai đoạn cuối, gây hiện tượng lép hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nhận dạng và phòng trị kịp thời sẽ quyết định thu nhập của nhà nông.

Hiện nay, những vùng sản xuất theo mô hình tôm - lúa ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau chủ yếu sử dụng biện pháp cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Thời vụ gieo phù hợp cho các giống ngô có TGST ngắn hiện nay từ 25-9 đến trước 5-10 là phù hợp, cho năng suất cao, hiệu quả

TH3-3 là giống lúa lai hai dòng do PGS. TS Nguyễn Thị Trâm cùng các cộng sự tại Viện Sinh học nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) chọn tạo từ tổ hợp lai T1S96/R3, được công nhận là giống quốc gia và được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.