Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại
Publish date: Monday. October 28th, 2013

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm: 

Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và các lá có mang sâu.
Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch.

Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng) để trừ các loài rầy, bọ xít và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.


Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:* Đúng thuốc: Chọn thuốc đúng đối tượng sâu hại.
* Đúng liều lượng: Tuân thủ quy định về liều lượng thuốc và nước pha theo chỉ dẫn ghi trên nhãn chai.* Đúng lúc: Phun khi mật số sâu hại phát triển nhiều hơn mật số thiên địch.
* Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân.

Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:
* Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.* Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.
* Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.* Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.
* Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.* Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.


Related news

Phòng Chống Bệnh Đạo Ôn Gây Hại Cho Lúa Phòng Chống Bệnh Đạo Ôn Gây Hại Cho Lúa

Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được gọi là bệnh đạo ôn. Khi dịch cháy lá xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến năng suất và sản lượng sẽ thấy rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng đến kinh tế. Tác nhân gây bệnh có thể tấn công mọi giai đoạn của cây lúa; bắt đầu từ giai đoạn mạ hoặc sau khi gieo sạ cho đến trước trổ thì gọi là bệnh cháy lá.

Tuesday. July 12th, 2011
Sâu Cắn Gié Hại Lúa Sâu Cắn Gié Hại Lúa

Trứng sâu cắn gié hơi tròn, không có lông tơ phủ bên ngoài, bề mặt trứng có những vân khía hình mạng lưới, mắt vân có hình đa giác không đầu. Trứng xếp thành hàng hoặc chồng lên nhau thành ổ. Trứng mới đẻ có màu vàng sáng sau chuyển màu vàng đậm, khi sắp nở có màu tím than

Tuesday. July 26th, 2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Chuột

Muốn phòng trừ chuột có kết quả, không có một biện pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết được, mà chúng ta phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách hợp lý trong Quy trình quản lý tổng hợp mới mong giải quyết được

Wednesday. January 19th, 2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nảy mầm, men mốc và nấm dễ phát triển làm cho lúa bị hư hoặc kém phẩm chất. Thông thường độ ẩm của thóc khi mới thu hoạch là từ 20-27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó cần tiếp tục xử lý

Thursday. January 20th, 2011
Kỹ Thuật Sạ Ngầm Lúa Trên Đất Phèn Kỹ Thuật Sạ Ngầm Lúa Trên Đất Phèn

Chỉ được phép ngâm ủ "búp" vừa nứt nanh trắng, có nghĩa là không để ra mầm ra rễ quá dài (sạ xuống dễ bị nổi). Kỹ thuật ngâm ủ là: Ngâm 24-36 giờ, ủ 36 giờ là đủ (cướp ngót), nhớ ủ ấm, đảo đều

Thursday. January 20th, 2011