Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Chọn phân bón cho lúa mùa

Chọn phân bón cho lúa mùa
Tác giả: PGS.TS Mai Quang Vinh
Ngày đăng: 23/11/2018

Phân bón Văn Điển góp phần hạn chế ảnh hưởng của thời tiết tới lúa mùa

Vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên thường triển khai vào tháng 6 - 7 nên nền nhiệt cao, nắng nhiều, thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển, song cũng khiến lúa gặp nhiều các yếu tố bất lợi làm giảm năng suất tới 25% so với vụ xuân.

KHÓ KHĂN SX VỤ MÙA

Nền nhiệt độ tại vụ lúa mùa nhiều ngày có thể vượt trên 37 độ C, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao trên 85% là nguyên nhân gây ra nhiều sâu (đặc biệt sâu cuốn lá, đục thân), bệnh (bạc lá, khô vằn, sọc lá…). Gió mạnh vượt trên cấp 5 làm cho lá lúa bị thương tổn, dễ nhiễm bệnh bạc lá và một số bệnh khác khiến cây lúa dễ đổ ngã giai đoạn sau trỗ và làm hạt. Mưa nhiều gây ngập úng, làm trôi rửa các chất dinh dưỡng.

Từ vụ xuân sang vụ mùa phải triển khai khẩn trương, rơm rạ của vụ trước vùi dưới đất sau cấy lúa chưa đủ thời gian hoai mục (thường trên 20 ngày mới cấy, sạ an toàn) gây bệnh nghẹt rễ, đen rễ, làm phát sinh nhiều bệnh, giảm sinh trưởng phát triển. Các khó khăn trên có thể khắc phục nhờ tác động của bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa.

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

Để làm giảm thiểu tác động bất lợi đối với vụ lúa mùa, các nhà khoa học phối hợp với Cty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển đã đề ra các công thức phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển như sau:

Phân bón lót: NPK 6:11:2 (chú trọng thành phần lân thúc đẩy phát triển bộ rễ, sinh trưởng).

Phân bón thúc: NPK 16:5:17 (chú trọng đạm và kali thúc đẩy đẻ nhánh, trỗ, làm hạt).

Các loại phân bón này phù hợp với cây lúa mùa, cùng một lúc bón đủ 19 yếu tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng.

Đây là loại phân có 3 màu, trong đó lân nung chảy là thành phần cơ bản - loại phân chậm tan, chỉ tan khi được rễ cây tiếp xúc, kali và đạm (2 loại phân dễ tan, dễ trôi rửa khi mưa lớn đã được bọc màng làm quá trình tan chậm lại). Nhờ vậy, cây lúa được cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng nên cây khỏe, phát triển cân đối, bộ rễ phát triển ăn sâu chống sâu bệnh, chống đổ ngã tốt.

Phân bón chuyên dùng Văn Điển còn chứa rất giàu các chất trung và vi lượng mà không có (hoặc rất ít) ở các loại phân bón khác, trong đó có chứa tới 15% chất Silic (SiO2) giúp cho cây lúa cứng cây và lá, đề kháng tốt với các đối tượng sâu bệnh gây hại, chất Ma nhê (Mg0) 10% làm cho lúa tăng cường quang hợp tạo năng suất cao, chất vôi (CaO) từ 15 - 20% khử chua.

1 kg lân nung chảy có tác dụng khử chua tương đương 0,5 kg vôi bột, khử độc do gốc rơm rạ phân hủy bảo vệ an toàn cho bộ rễ lúa sau cấy, bén rễ hồi xanh nhanh hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, các chất vi lượng tổng hợp các vi ta min, muối khoáng hòa tan nâng cao hương vị và chất lượng gạo.

Bón phân NPK Văn Điển bà con nông dân không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.


Có thể bạn quan tâm

Độc đáo giống lúa kiểng màu tím lần đầu xuất hiện tại làng hoa Sa Đéc Độc đáo giống lúa kiểng màu tím lần đầu xuất hiện tại làng hoa Sa Đéc

Nhằm tạo sự mới lạ, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của làng hoa Sa Đéc nông dân Trần Văn Tiếp trồng thử nghiệm thành công giống lúa kiểng màu tím.

07/11/2018
Giống lúa cho vùng đất khó Giống lúa cho vùng đất khó

RVT là giống lúa thơm do có khả năng chống đổ tốt, chống chịu khá với một số sâu bệnh hại chính, khả năng thích ứng rộng.

09/11/2018
Giống lúa nếp thơm NT202 Giống lúa nếp thơm NT202

Đây là giống lúa nếp thơm có đặc tính cảm ôn (gieo cấy được nhiều vụ trong năm). Thời gian sinh trưởng vụ xuân 126 - 138 ngày

14/11/2018