Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Cỏ Dại

- Cỏ dại làm giảm năng suất lúa và phẩm chất hạt gạo. Ðối tượng phòng trừ thường gặp là cỏ gạo (lồng vực), lác mỡ (cỏ cháo), cỏ đuôi phụng, cỏ xà bông, cỏ chác, cỏ năng, lác rận
- Ngăn ngừa cỏ phát triển bằng cách sử dụng giống lúa không lẫn cỏ, làm đất kỹ, san bằng mặt ruộng, giữ nước không để khô hạn.
- Nhổ cỏ bằng tay vào 2 thời kỳ 15 và 30 ngày sau khi sạ cấy.
- Sử dụng thuốc hóa học là biện pháp có hiệu quả để diệt cỏ dại. Có thể sử dụng các loại thuốc như Anco 720DD (2,4D) để diệt cỏ lá rộng nhóm chác, lác; Butanil 55EC để diệt cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác, cỏ xà bông; Meco 60ND diệt cỏ tiền nảy mầm, đặc biệt là cỏ chác, lồng vực, lác mỡ (cỏ cháo); Saviour 10W diệt cỏ lồng vực, lác, chác, cỏ lá rộng và đặc biệt là rong nhớt; Sofit 300ND diệt cỏ tiền nảy mầm đặc biệt là cỏ lồng vực và đuôi phụng.
- Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa chất diệt cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v.v
Có thể bạn quan tâm

Khi bón phân cho lúa thơm, bà con đặc biệt chú ý không bón thừa phân đạm. Nguyên tắc bón theo nhu cầu của cây lúa vào các thời điểm sinh trưởng.

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu (nhánh cho bông), chỉ đạt tỷ lệ 20-30%. Những nhánh vô hiệu (nhánh không trổ bông) với số lượng lớn sử dụng nhiều dinh dưỡng làm tăng chi phí phân bón, tăng diện tích lá, tăng độ ẩm không khí trong ruộng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại cho mùa màng.

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, ở những ruộng bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, nếu tỷ lệ cây nhiễm bệnh cao thì phải tiêu hủy toàn bộ, còn ở mức trên dưới 10% thì được phép duy trì ruộng lúa nhưng phải nhổ tận gốc và chôn sâu xuống bùn. Từ trước đến nay, bà con phải loại bỏ cây lúa bệnh bằng biện pháp thủ công nên rất tốn thời gian, công sức.

Nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh như nấm bệnh von mạ, bệnh khô vằn, đạo ôn, tiêm hạch; vi khuẩn gây bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá lúa… tồn tại trên vỏ trấu hạt giống biểu hiện bằng các đốm, vết màu nâu, đen nhỏ trên hạt thóc.

Xanthomonas oryzae) Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên