Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Phòng trừ bệnh lép vàng do vi khuẩn

Phòng trừ bệnh lép vàng do vi khuẩn
Tác giả: Ngô Thanh Tùng
Ngày đăng: 26/08/2020

Có nhiều nguyên nhân làm giảm năng suất lúa như nhện gié, đạo ôn cổ bông... trong đó có bệnh lép vàng mà rất nhiều bà con chủ quan không phòng trừ từ đầu.

Bệnh lép vàng do vi khuẩn gây hại trên bông lúa. Ảnh: Thanh Tùng.

Vụ hè thu vừa thu hoạch xong, bà con trồng lúa giống thơm các giống như (Đài Thơm 8, OM 18, OM 5451) rất buồn vì năng suất không cao, bình quân 500 - 600kg cho công 1.000m2, sau khi bỏ chi phí nông dân phá về và có hộ lỗ nặng, cộng với giá lúa hiện tại đang sụt giảm.

Nhiều nguyên nhân làm giảm năng suất lúa như nhện gié, đạo ôn cổ bông, rầy phấn trắng, thì bệnh lép vàng do vi khuẩn gây hại nặng do thời tiết diễn biến bất thường, ban ngày nắng nóng và mưa rải rác vào ban đêm trên trà lúa giai đoạn chuẩn bị có đòng và lúc trổ đều, do chủ quan bà con chưa chú ý phòng bệnh này ngay từ đầu.

Tác nhân do vi khuẩn (Pseudomonas glumae) gây hại trên ruộng bón thừa đạm và ẩm độ không khí cao, mầm bệnh tìm thấy trong không khí, đất và nước thường gây nhiều vụ hè thu do mưa bão nhiều.

Bệnh gây hại lúc lúa từ giai đoạn ngậm sữa đến cong trái me, trên bông lúa có nhánh gié đứng thẳng có mang nhiều hạt lép nhưng vỏ trấu vẫn giữ màu sác bình thường không bị lem, trong khi các nhánh gié khác vào gạo thì cong xuống. Bệnh gây hại sớm làm hoa lúa không thụ phấn và vỏ trấu trở nên vàng sậm, bệnh gây hại muộn tách vỏ trấu thấy hạt gạo lững, biến dạng có vết nâu nhũn nước.

Theo nghiên cứu của IRIR bệnh này gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất lúa trên 50% (Kaku, Zeigled và Alvarez-1988).

Biện pháp phòng trừ:

  • Chọn giống chống chịu với bệnh.
  • Bón phân cân đối, hạn chế rải thừa đạm và phun phân bón quá lá có hàm lượng phân đạm cao, tăng cường bón phân kali giai đòng trổ.
  • Sạ thưa, sạ hàng từ 80 -120kg/ha để tán lá thông thoáng.
  • Thăm đồng thường xuyên theo dõi bệnh và có biện pháp phòng trị kịp thời.
  • Sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn như Saipan 2SL, Alpine 80WG (Sản phẩm của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC) phun luân phiên giai đoạn lúa trổ thoát vài bông và sau trỗ đều, có thể phối (Trizole 400SC, Pylacol 700WP) ngừa bệnh đạo ôn và lem lép hạt.

Theo kinh nghiệm của ông Danh Cường, ấp Thạnh Trị, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang (nông dân sử dụng sản phẩm của Công ty SPC) sử dụng công thức phun trên đảm bảo phòng trừ được bệnh lép vàng hại lúa, ruộng cho năng suất cao, sau trừ chi phí nông dân thu về lợi nhuận 2,5 - 3 triệu cho 1 công lớn và ông rất tâm đắc bộ sản phẩm phòng bệnh này.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân khiến lúa bị đổ, ngã và cách khắc phục Nguyên nhân khiến lúa bị đổ, ngã và cách khắc phục

Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, dính bùn.

25/08/2020
Lúa TBR97 và BC15 vững vàng trước khí hậu khắc nghiệt Lúa TBR97 và BC15 vững vàng trước khí hậu khắc nghiệt

Thời tiết vụ hè thu ở Quảng Nam năm nay tương đối khắc nghiệt, nhưng các giống lúa mới TBR97 và BC15 mới (chuyển gen kháng đạo ôn) phát triển tốt, năng suất cao

25/08/2020
KINH NGHIỆM: Muốn hạn chế lúa đổ ngã, phải làm gì? KINH NGHIỆM: Muốn hạn chế lúa đổ ngã, phải làm gì?

Ngoài việc chọn giống có đặc tính cứng cây ít đổ ngã, việc cày ải, phơi đất làm đất thật kỹ trước khi xuống giống sẽ giúp lúa phát triển bộ rễ và bám rễ sâu hơn

26/08/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.