Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng

Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng
Ngày đăng: 28/10/2013

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen.

Với mục đích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giúp cây lúa có sức chống chịu tốt, từ vụ xuân năm 2010, Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông, khuyến ngư Thái Bình đã triển khai thí điểm phương thức gieo cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp tại 8 huyện và thành phố trong tỉnh. Theo cách làm này, lúa được cấy, gieo thẳng cứ hai hàng hẹp lại có một hàng rộng. Hàng hẹp cách nhau 14cm, hàng rộng cách hàng hẹp 28cm.


Ban đầu, khi mới áp dụng mô hình, nhiều nông dân hoài nghi vì lúa gieo cấy quá thưa, bà con sợ không đảm bảo mật độ và năng suất. Trước tình hình đó, các hợp tác xã, các trạm khuyến nông đã mở nhiều lớp hướng dẫn, phổ biến kiến thức cho bà con.

Để áp dụng phương thức này, hạt giống được xử lý triệt để các mầm bệnh, nền ruộng làm tơi xốp bằng phân bón vi sinh Azotobacterin với lượng 7 kg/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), bón lót bằng phân NPK 20 - 25 kg/sào. Sau khi gieo cấy 8 - 10 ngày thì bón thúc 10 - 12kg NPK kết hợp với làm cỏ và sục bùn. Mật độ gieo thẳng 35 - 36 khóm/m2, giảm 3 - 5 khóm/m2. Đối với cấy tay thì 1 - 2 dảnh/khóm (lúa thuần), 2 - 3 dảnh (lúa lai), do đó đã giảm được 30% lượng giống so với phương pháp truyền thống. Điều đặc biệt ở mô hình này là chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật một lần duy nhất và tuyệt đối không bón phân đơn. Tuỳ từng nền ruộng cao hay thấp mà các hợp tác xã chọn phương pháp gieo cấy cho phù hợp.


Sau hai năm thử nghiệm, mô hình đã gặt hái được nhiều thành công ở nhiều địa phương như xã Hoà Bình (Kiến Xương), xã Nguyên Xá (Vũ Thư), xã Vũ Lạc (TP.Thái Bình)...

Ông Phạm Văn Việt, Chủ nhiệm HTX Hoà Bình cho biết: "Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm phương thức gieo cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp từ vụ xuân năm 2010 với diện tích ban đầu 3ha. Sau một thời gian đưa vào thực tế thấy năng suất lúa tăng, giảm sâu bệnh, giảm chi phí nên vụ mùa năm nay chúng tôi quyết định nâng diện tích lên 12ha và tiến tới gieo cấy trên toàn bộ diện tích đất lúa của HTX".
Rõ ràng phương thức cấy hàng rộng, hàng hẹp tại Thái Bình đã giúp lúa giảm thiểu rõ rệt bệnh khô vằn và rầy nâu, giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh lùn sọc đen..., lúa đủ ánh sáng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Đây chính là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp tại Thái Bình, cần được nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Bọ Trĩ Hại Lúa Bọ Trĩ Hại Lúa

Trứng hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng nhạt. - Sâu non mới nở thân có màu trong suốt, sau lần lột các thứ nhất có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ cơ thể, đầu nhỏ hơn ngực.

28/10/2013
Các Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn Các Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn

1. Các biện pháp đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn đã được áp dụng trên thế giới và có thể áp dụng ở nước ta: Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Biện pháp này bao gồm các công việc kỹ thuật chủ yếu trong quá trình cải tạo đất giảm độ mặn, do đó đòi hỏi nhiều tài nguyên đầu vào, chi phí cao nên rất khó đáp ứng đối với nông dân bình thường.

28/10/2013
Kỹ Thuật Làm Mạ Trên Cạn Kỹ Thuật Làm Mạ Trên Cạn

Vào thời điểm mạ được 3 - 4 lá thật cần bón phân DAP để bổ sung dinh dưỡng với liều lượng từ 10-15kg/1.000m2. Theo khuyến cáo thì vùng tôm - lúa tốt nhất nên cấy khi tuổi mạ già (mạ có thời gian sinh trưởng khoảng từ 40 - 50 ngày) để tăng khả năng chống chịu của cây mạ trong điều kiện khó khăn, bất lợi. Chọn mạ tốt, cứng cây, to khỏe, có từ 8 - 10 lá màu xanh hơi ngả vàng đem cấy vào ruộng.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân

Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón. Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Chống Chuột Hại Lúa Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Chống Chuột Hại Lúa

Bẫy hom là một cái lồng hình hộp chữ nhật có khung bằng sắt, một đầu gắn hom (giống như hom của lờ bắt cá) xung quanh bằng lưới sắt mắt cáo. Chiều dài bẫy hom là 60cm, chiều rộng và chiều cao từ 25-30cm, miệng hom hướng ra phía ngoài. Bên ngoài chân hàng đào một rãnh nhỏ chứa nước để khi chuột muốn leo qua hàng rào vào bên trong phải bơi qua rãnh nước, lông bị ướt, sẽ trơn trợt không leo vào được.

28/10/2013