Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Để Hạt Lúa Giống Nảy Mầm Đều Hơn

Để Hạt Lúa Giống Nảy Mầm Đều Hơn
Ngày đăng: 28/10/2013

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch lúa đông xuân và đang chuẩn bị xuống giống vụ xuân hè. Ở những vùng có đê bao, chủ động bơm tưới nước thường làm 3 vụ/năm, vì thế lịch thời vụ rất khẩn trương. Thường là sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đa số nông dân đốt đồng và dùng ngay lúa mới thu hoạch (vì vụ này ít người có hạt giống cũ) để làm giống sạ cho vụ mới, trong đó có nhiều người sạ chui (đốt đồng, không xới đất) nên từ khi thu hoạch đến khi xuống giống vụ mới chưa tới 10 ngày.

Đặc điểm của các giống lúa cao sản ngắn ngày thường có thời gian ngủ nghỉ sau khi thu hoạch, thời gian này kéo dài từ 15-20 ngày tùy từng giống. Nếu lúa giống gặt về trong khoảng thời gian này mà lấy làm giống sạ lại cho vụ xuân hè mà không xử lý thì tỷ lệ hạt giống nảy mầm sẽ không đều, hạt nảy trước, hạt nảy sau và tỷ lệ nảy mầm cũng rất thấp dẫn đến lượng hạt giống cần dùng nhiều, gây lãng phí và khó khăn cho việc xuống giống. Với những ruộng lúa sạ theo hàng mà hạt giống nảy mầm không đều thì có khi phải bỏ giống. Lượng giống bà con nông dân thường dùng từ 180-200 kg/ha. Hạt giống nảy mầm tốt thì lượng giống chỉ cần 150 kg/ha cũng cho mật số cây tương đương với lượng giống trên. Để giúp bà con nông dân có được tỷ lệ hạt giống nảy mầm cao, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm dùng acid nitric (HNO3) để xử lý hạt giống giúp hạt giống nảy mầm nhanh và đều. Cách làm như sau:


Hạt giống sau khi thu hoạch cần phơi khô, đãi sạch những hạt lững lép. Đem hạt giống đổ vào dụng cụ ngâm như lu, khạp, thùng mủ...Pha dung dịch acid: acid mua tại các đại lý vật tư nông nghiệp, chai được đóng sẵn là 100ml. Đong 100 lit nước sạch vào lu sành hoặc thùng mủ, sau đó đổ từ từ 100 ml dung dịch acid vào nước, khuấy đều rồi đổ vào lu chứa lúa (lượng nước này ngâm được 100 kg lúa giống) và ngâm từ 24-36 giờ. Sau đó vớt lúa ra, mang lúa ra sông hay ao hồ đãi sạch hết nước chua, đổ lúa lên tấm đệm và đem ủ kỹ bằng rơm khô, bao bố hoặc tấm đệm (nếu trời lạnh thì cần ủ thật kỹ bằng rơm khô). Ủ được 24 giờ, kiểm tra thấy đống lúa có nhiệt độ cao và lúa đã nứt nanh đều thì bỏ đồ che phủ ra và tưới đều cho lúa từ trên xuống dưới và ủ lại thêm 24 giờ nữa , lúa sẽ nảy mầm đều.

 

Cần chú ý khi xử lý lúa bằng acid:
- Thật cẩn thận khi thao tác, cần đeo găng tay không thấm nước và áo quần bảo hộ. Không để dung dịch acid vương vào người, quần áo.- Dụng cụ chứa bằng sành sứ, mủ. Không dùng dụng cụ bằng kim loại, acid sẽ ăn mòn và làm hư hỏng đồ dùng.
- Đổ từ từ acid vào nước chứ không đổ acid vào thùng trước rồi mới đổ nước sau.- Rửa sạch dụng cụ sau khi xử lý bằng nước sạch.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Lúa Cạn Cho Năng Suất Cao Kỹ Thuật Trồng Lúa Cạn Cho Năng Suất Cao

Khi gieo hạt bà con nông dân nên gieo các hàng chạy theo đường đồng mức, dễ cho việc làm cỏ và chăm sóc. Không nên gieo vãi trên mặt ruộng vì như vậy thường tốn giống hơn và gây khó khăn cho việc chăm sóc làm cỏ sau này. sau khi gieo phải phủ một lớp đất mỏng dày 0,5-1 cm.

03/08/2013
Nâng Cao Hiệu Quả Bón Phụ Phẩm Khí Sinh Học Cho Lúa Mùa Nâng Cao Hiệu Quả Bón Phụ Phẩm Khí Sinh Học Cho Lúa Mùa

Hiện nay, công nghệ khí sinh học mà bà con quen gọi là biogas đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Công nghệ này không những giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải trong chăn nuôi mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng như: sử dụng khí làm chất đốt, thắp sáng, chạy bình nóng lạnh, sưởi ấm cho gia súc và đặc biệt sử dụng phụ phẩm từ công trình biogas để làm phân bón cho cây trồng rất hiệu quả và có thể coi như loại phân hữu cơ sạch.

03/08/2013
Để Có Hạt Thóc Giống Mẩy Để Có Hạt Thóc Giống Mẩy

Vụ xuân muộn gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là các giống lúa thuần, tuy năng suất các giống lúa thuần không cao bằng giống lúa lai nhưng có ưu điểm là năng suất, chất lượng ổn định, thích nghi rộng với nhiều loại đất khác nhau, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, dịch bệnh cao, thích hợp với trình độ thâm canh trung bình đến khá, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của đa số hộ nông dân.

08/08/2013
Cách Phòng Tránh Lúa Bị Ngộ Độc Chất Hữu Cơ Cách Phòng Tránh Lúa Bị Ngộ Độc Chất Hữu Cơ

Các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL cảnh báo tình trạng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa đối với các vùng chuyên canh cây lúa 3 vụ gối nhau liên tiếp.

08/08/2013
Trừ Các Loại Bệnh Gây Lép Hạt Lúa Trừ Các Loại Bệnh Gây Lép Hạt Lúa

Lép hạt lúa là nỗi lo của nhà nông trong mỗi mùa vụ, vì các tác nhân gây bệnh thường tấn công vào giai đoạn cuối, gây hiện tượng lép hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nhận dạng và phòng trị kịp thời sẽ quyết định thu nhập của nhà nông.

23/07/2012