Yêu cầu bỏ 31 loại phí, lệ phí kiểm dịch thú y

Theo công văn này, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Tài Chính bãi bỏ 14 mục thu lệ phí quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 04/2012/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 04) ngày 5-1-2012 và 17 loại phí trong cùng Thông tư.
Trong công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT chỉ yêu cầu giữ lại một số loại phí trong công tác thú ý, như các loại phí kiểm tra thực trạng hàng hoá đối với sản phẩm động vật, thuỷ sản đông lạnh; sản phẩm động vật, thuỷ sản qua phơi, sấy; sản phẩm động vật thuỷ sản dạng lỏng, sệt; và các loại sản phẩm động vật thuỷ sản khác.
Trước đó, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát ngày 11-6, Đại biểu Đỗ Văn Đương TPHCM đề nghị bộ trưởng làm rõ thông tin mà các cử tri nói, đó là một con gà thịt chịu 14 loại phí kiểm dịch khác nhau. “Nếu đúng như vậy thì sẽ gây ra rất nhiều chi phí về lưu thông và (phải có) giải pháp khắc phục,” ông Đương nói.
Thông tin này có được khi ông Đương tiếp xúc với cử trị là đại diện của công ty Vissan. Trả lời chất vấn của Đại biểu Đương, ông Phát đề nghị Bộ Tài Chính cho dừng thông tư nêu trên vì Bộ NNPTNT không phải là đơn vị ban hành nên không có quyền hủy bỏ thông tư này.
Theo công văn của Bộ NNPTNT, 14 mục thu lệ phí hiện hành bao gồm: Cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển; bỏ nội dung thu lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập; giấy chứng nhận bệnh phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển qua bưu điện, hàng mang theo người (không phụ thuộc số lượng, chủng loại).
Ngoài ra còn có các loại lệ phí cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp; cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y; cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy phép thay đổi nội dung đơn hàng nhập khẩu thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy chứng nhận phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn xét nghiệm bệnh động vật (đối với 1 loại bệnh, thời hạn 2 năm).
Lệ phí cũng được thu đối với việc cấp giấy chứng nhận mậu dịch tự do (FSC) để xuất khẩu; cấp giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cấp mới, gia hạn); cấp giấy chứng nhận sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (quy cách đóng gói), thay đổi nhãn sản phẩm, bao bì; cấp giấy chứng nhận chất lượng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản.
Trong khi đó, 17 loại phí bao gồm: 4 mục thu phí phòng chống dịch bệnh cho động vật (phí vệ sinh khử trùng, phí xử lý các chất phế thải động vật...) và bỏ 13 mục thu phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư 04.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm đến nay, Trạm Thú y huyện Thuận Nam đã hoàn thành tiêm phòng vắcxin đợt I/2013 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Trong đó, tiêm tụ huyết trùng cho trâu, bò 4.640 con; dê, cừu 9.470 con; heo 1.640 con và tiêm phòng dịch tả cho heo được 1.635 con.

Tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng đã phát triển được gần 20 ha rau sạch với sự tham gia tích cực của 10 thành viên. Trong thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT, các thành viên trong tổ hợp tác đã chú trọng công tác áp dụng các loại giống cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, tính đến nay tổ hợp tác đã trồng các loại rau như: dưa leo, mướp đắng, đậu cô ve, rau cải bắp…

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.