Xuất khẩu xoài sang Nhật Bản sẽ có đột phá vào 2016

Từ ngày 17-9, xoài Cát Chu của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Việc xuất khẩu có thuận lợi không, thưa ông?
Từ ngày 17-9 đến nay, việc xuất khẩu xoài vào thị trường Nhật Bản diễn ra khá thuận lợi.
Hiện nay, xoài đang được xuất khẩu sang Nhật với giá khoảng 8-10 USD/kg.
Giá này khá cạnh tranh khi thấp hơn giá xoài của Thái Lan khoảng 2-3 USD/kg.
Xoài Việt có lợi thế lớn ở thị trường Nhật Bản nhờ sự thơm ngon, có thể sản xuất và cung cấp quanh năm.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa Việt Nam và Nhật không lớn.
Hiện nay, ngoài các doanh nghiệp Việt Nam thì có cả các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng tham gia vào việc thúc đẩy xuất khẩu xoài sang Nhật.
Theo ông, khi xuất khẩu xoài vào một thị trường “khó tính” như Nhật Bản, đâu là điều mà các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý?
Cơ quan quản lý Nhà nước đã làm việc để mở cửa thị trường và hướng dẫn các doanh nghiệp những yêu cầu từ phía Nhật Bản.
Hiện nay, về vấn đề kiểm dịch thực vật, Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để xử lý hơi nước nóng xoài trước khi xuất đi theo đúng yêu.
Nhật Bản là một thị trường rất đông dân, giàu tiềm năng nên chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, điểm doanh nghiệp cần lưu ý là phải đảm bảo đúng các điều kiện khắt khe, nhất là về an toàn thực phẩm mà phía Nhật Bản đặt ra.
Muốn vậy, doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và sản xuất xoài theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu xoài vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới?
Trong năm nay, xuất khẩu xoài sang Nhật bản sẽ chưa được nhiều bởi doanh nghiệp mới xuất khẩu, chưa có vùng sản xuất lớn.
Hiện nay, các vùng sản xuất được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng mới chỉ khoảng vài chục ha.
Tuy nhiên, sang năm diện tích đó có thể sẽ nâng lên hàng trăm ha và nhiều hơn nữa.
Từ đó, xuất khẩu xoài sang Nhật Bản mới có thể có sự đột phá.
Một trong những yếu tố khiến bắt đầu từ sang năm xuất khẩu xoài sang Nhật có sự đột phá là bởi lúc đó người tiêu dùng Nhật Bản đã bắt đầu quen với xoài Việt Nam.
Các nông dân trồng xoài cũng như doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã có thêm kinh nghiệm, quen thuộc thị trường.
Ngoài xoài, Việt Nam sẽ thúc đẩy xuất khẩu thêm mặt hàng trái cây nào sang Nhật Bản trong thời gian tới, thưa ông?
Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán để xuất khẩu thêm thanh long ruột đỏ sang Nhật.
Sau đó là các mặt hàng như vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa…
Các loại trái cây chiến lược của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu không chỉ sang Nhật Bản mà sang nhiều thị trường lớn khác.
Đây là một trong những lợi thế trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tôi cho rằng, người nông dân có thể hạn chế bớt trồng lúa để tập trung trồng cây ăn quả.
Đặc biệt, khi trồng cây ăn quả không cần tăng diện tích mà chỉ cần tập trung nâng cao chất lượng lên nhằm ngày càng đáp ứng yêu cầu và tiếp cận được nhiều thị trường lớn.
Khi đó, giá trị các mặt hàng trái cây có thể được nâng lên nhiều lần.
Xin cảm ơn ông!
Related news

Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững, năm 2013, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã chọn con trâu là con giống hỗ trợ người nghèo. Qua gần một năm chăn thả, đàn trâu 30a đã khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, mở ra hướng giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn Sơn Tây.

Là một vùng đất toàn cát là cát, nhưng nông dân xã Đức Thạnh, Đức Minh (Mộ Đức) thu về tiền triệu mỗi tuần nhờ trồng cây cà tím. Giống cà tím “bén duyên” trên vùng đất này đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Dẫn chúng tôi đi thăm 2 sào cà đang kỳ thu hoạch, ông Võ Phúc, thôn Lương Nông Nam, xã Đức Thạnh cho biết: “Ruộng cà này thu hoạch đến nay đã hơn 1 tháng.

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, khu vực Trung Bộ đang xảy ra một đợt hạn đối với lúa và hoa màu với tổng diện tích 29.681ha.

Trong khuôn khổ hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới,” sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam.