Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích nuôi tôm chân trắng giảm gần 19%

Diện tích nuôi tôm chân trắng giảm gần 19%
Ngày đăng: 15/07/2015

Ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do xuất khẩu giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang giảm 24,2%, Tiền Giang giảm 26%, Bến Tre giảm 23,9%. Tuy nhiên, một số tỉnh sản lượng cá tra tăng so với cùng kỳ nhờ chủ động được trong sản xuất và tìm kiếm các thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống như: Tiền Giang sản lượng cá tra tăng trưởng khá đạt 19,95 nghìn tấn, tăng 18,9%, Cần Thơ đạt 59,2 nghìn tấn tăng 3,8%, tại Đồng Tháp sản lượng cá tra đạt 180,2 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Người nuôi tôm nước lợ cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết từ đầu năm không thuận lợi cho nuôi, dịch bệnh xảy ra ở một số địa phương, giá tôm nguyên liệu giảm cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ mở rộng diện tích nuôi ở các địa phương.

Diện tích nuôi tôm chân trắng ước đạt trên 40 nghìn ha, giảm 18,9% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 103,8 nghìn tấn giảm 1,6%, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích đạt 34,8 nghìn ha, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng đạt 66,1 nghìn tấn giảm 22,2%. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng tôm chân trắng giảm mạnh như: Tiền Giang giảm 46,9% về diện tích và giảm 45,6% về sản lượng, Bến Tre giảm 33% cả về diện tích và sản lượng, Sóc Trăng giảm 41,7% diện tích và 28,3% sản lượng.

Trái với năm trước sau khi giá tôm chân trắng sụt giảm mạnh, nhiều hộ đã trở về với đối tượng truyền thống có giá trị cao hơn là tôm sú, đồng thời áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác như cua, cá rô mang lại hiệu quả tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh. Diện tích tôm sú ước đạt 550 nghìn ha (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước) và sản lượng tôm sú ước đạt 111 nghìn tấn (tăng 2,9%). Một số tỉnh có diện tích lớn và sản lượng tôm tăng mạnh như: Kiên Giang tăng 11,2% diện tích và 15,7% sản lượng, Sóc Trăng tăng 2,8% về diện tích và 48,1% về sản lượng.


Có thể bạn quan tâm

Khá nhờ nuôi cá lồng Khá nhờ nuôi cá lồng

Những năm trở lại đây, nuôi cá lồng trên sông Đại Giang mang lại thu nhập khá cho rất nhiều hộ dân ở thôn Hòa Phong (xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).

14/04/2015
Mùa cào hến Mùa cào hến

Trên các kinh rạch thuộc quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hiện có nhiều ghe xuồng thả dọc theo các dòng sông, dòng kinh để cào bắt hến. Riêng ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, số người sống bằng nghề cào hến đông nhất là ở ấp Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh, với hàng trăm hộ gia đình.

14/04/2015
Củ quả giá bèo đầy đường, nông dân ngậm đắng nuốt cay Củ quả giá bèo đầy đường, nông dân ngậm đắng nuốt cay

Cái gì cũng rớt giá, đầu ra sản phẩm ở đâu? Hết rau, tôm cá, lúa gạo, trái cây, bây giờ tiếp nối là củ quả. Củ quả giá bèo lại được bày bán khắp Sài Gòn.

15/04/2015
Hướng đến nhãn hiệu, thương hiệu chè Hà Nội Hướng đến nhãn hiệu, thương hiệu chè Hà Nội

Ở Hà Nội, cây chè tập trung nhiều ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ… Tại những vùng này, cây chè được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội xóa đói, giảm nghèo.

15/04/2015
Xuất khẩu bông atisô tươi sang Thái Lan Xuất khẩu bông atisô tươi sang Thái Lan

Theo thông tin từ ông Nguyễn Đức Hùng - Chủ tịch HĐQT HTX Phú Hiệp Nguyên Đà Lạt, HTX ông đang xuất khẩu bông atisô tươi sang thị trường Thái Lan.

15/04/2015