Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Nông Sản Nửa Năm 2014 Tăng Vẫn Lo

Xuất Khẩu Nông Sản Nửa Năm 2014 Tăng Vẫn Lo
Ngày đăng: 04/06/2014

Năm tháng đầu năm 2014, XK nông, lâm, thủy sản cả nước tăng 12,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản XK chủ lực lại tụt giảm nghiêm trọng.

+ Nông sản chủ lực XK sang TQ tụt giảm

Vì vậy, hôm qua (3/6), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng các bộ ngành và hiệp hội ngành hàng đã họp bàn các giải pháp tháo gỡ.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, kim ngạch XK nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta 5 tháng đầu năm 2014 đạt 8,92 tỉ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm tỉ trọng 15,2% trong tổng kim ngạch XK hàng hóa của cả nước.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tích cực tìm thị trường mới

Việc khai thông thị trường XK không chỉ là điều kiện tiên quyết để phát triển SX trong nước mà còn đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện tại. Mặc dù SX 5 tháng đầu năm của nhiều mặt hàng trong nước như thủy sản, lúa gạo... đều tăng mạnh, ngay cả đánh bắt thủy sản dù vấp phải vấn đề Biển Đông nhưng cũng tăng tới 5%.

Tuy nhiên, XK nhiều mặt hàng chủ lực lại có dấu hiệu giảm, đặc biệt tháng 5/2014 giảm tới 18% là tín hiệu rất đáng giật mình. Trong hoàn cảnh đó, Bộ NN-PTNT kết hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan đang khẩn trương đàm phán các hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng thêm các thị trường mới, đặc biệt là đàm phán TPP.

Bộ NN-PTNT cũng đã có nhiều cuộc họp phối hợp với Bộ Ngoại giao nỗ lực hết mình tháo gỡ vướng mắc, mở cửa cho các mặt hàng với từng loại rau quả, từng loại thủy sản vào các thị trường lớn như Nga, Mehico, Mỹ... 
Một số mặt hàng có mức tăng cao là XK thủy sản ước đạt 2,9 tỉ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ; cà phê gần 2 tỉ USD, tăng 31,3%; hạt tiêu 669 triệu USD, tăng 47,7%; hạt điều 617 triệu USD, tăng 11,3%; rau quả 475 triệu USD, tăng 28,4%...

Trong các thị trường chủ chốt của Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường có tốc độ tăng kim ngạch XK mạnh nhất với mức tăng trên 39%, chiếm gần 14% tổng kim ngạch nhóm hàng nông, lâm, thủy sản; tiếp theo là EU tăng 23,8%, chiếm 18,3% kim ngạch và Nhật Bản tăng 11,8%, chiếm 6% tổng kim ngạch...

Việc tăng trưởng mạnh về kim ngạch XK sang các thị trường trên có nguyên nhân do hầu hết các mặt hàng XK chủ lực và chiếm tỉ trọng XK lớn sang các thị trường này như cà phê, hạt tiêu, thủy sản, hạt điều... đều tăng mạnh về giá và cả sản lượng.

Cũng theo Bộ Công thương, mặc dù tổng kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm nay tăng, nhưng rất đáng lo ngại là trong tháng 5/2014 lại tụt tới 18%, trong đó rất nhiều mặt hàng XK chủ lực tiếp tục giảm mạnh, đặc biệt các mặt hàng này lại đều có tỉ trọng XK lớn sang thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay chỉ đạt 1,3 tỉ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ và chỉ chiếm 18,3% tổng kim ngạch... Việc tụt giảm kim ngạch trong nửa đầu năm nay được lí giải do nhiều mặt hàng chủ lực có tỉ trọng XK lớn sang Trung Quốc đều tụt giảm rất mạnh về lượng.

Cụ thể, XK sắn và sản phẩm sắn sang thị trường TQ chiếm tới 86,6%, nhưng 5 tháng đầu năm nay lại giảm 17,1% kim ngạch XK so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 374 triệu USD. XK cao su 5 tháng đầu năm nay của nước ta cũng giảm tới 39,3% kim ngạch, chỉ đạt 472 triệu USD, trong đó tính đến hết tháng 4/2014, XK cao su sang thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm 35,8% tổng lượng XK cao su cả nước, giảm tới 37,7% về lượng và 53,4% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Trong khi đó về XK gạo, 5 tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục tụt giảm 5,3% so với cùng kỳ, chỉ đạt 1,2 triệu USD, trong đó thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tới hơn 46% tổng lượng gạo XK cả nước...

Bộ Công thương đánh giá, việc XK sắn tụt giảm liên tục từ năm 2013 đến nay tại thị trường Trung Quốc phần lớn do sự trì trệ của ngành SX Ethanol tại nước này. Đến nay, các NM cồn tại Trung Quốc đã đóng cửa tới gần 70%, số còn lại giảm công suất.

Trong khi đó theo bà Nguyễn Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, việc tụt giảm nghiêm trọng kim ngạch XK cao su vẫn chủ yếu do cung vượt cầu trên toàn thế giới. Theo đánh giá của Hiệp hội, tình trạng này có thể sẽ còn tiếp diễn ít nhất trong vòng vài năm tới. Về lúa gạo, sự tụt giảm XK vẫn được cho là do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nước trong khu vực khiến thị trường lúa gạo Việt Nam tiếp tục co lại.

Mặc dù XK nhiều mặt hàng giảm mạnh, tuy nhiên Bộ Công thương vẫn nhận định, XK nhóm hàng nông, lâm, thủy sản năm 2014 sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng, ước đạt khoảng 21 tỉ USD, tăng 5,8% so với năm 2013.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: XK giảm “rất đáng quan tâm”

Việc kim ngạch XK nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng 5/2014 giảm tới 18% là vấn đề rất đáng lưu ý. Mặc dù kim ngạch XK 5 tháng đầu năm 2014 tăng 12,7%, nhưng so với mức tăng chung của các năm từ 20 – 22% thì vẫn rất thấp.

Đặc biệt trong hoàn cảnh Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm trái phép vào vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5/2014 đến nay cũng có thể khiến hoạt động của thị trường XK bị ảnh hưởng. Đây là vấn đề cần phải hết sức quan tâm bởi liên quan đến đời sống của hàng chục triệu nông dân.

Về việc tụt giảm của nhiều mặt hàng nông sản XK chủ lực, nguyên nhân chủ yếu tới thời điểm này theo đánh giá của Bộ Công thương, vẫn là do tình hình kinh tế ở nhiều thị trường XK chủ chốt của ta gặp khó khăn, họ hạn chế NK.

Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản của ta đang chịu cạnh tranh gay gắt của các nước khác, điển hình như lúa gạo, trong khi đó phải khẳng định sức cạnh tranh nhiều mặt hàng của ta vẫn còn thấp và chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa.

Về phía Bộ Công thương, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ NN-PTNT khẩn trương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới, xây dựng thương hiệu rau quả, xử lí các vấn đề liên quan tới chống bán phá giá và các rào cản thương mại, trong đó đặc biệt sẽ tập trung đẩy nhanh đàm phán TPP, đồng thời chú trọng hơn nữa vào thị trường tiêu thụ nông sản nội địa thông qua chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”...

Về mậu dịch biên giới, hiện Việt Nam đã ký kết lại Hiệp định mậu dịch biên giới với Lào và Campuchia, tuy nhiên hiệp định với phía Trung Quốc chúng ta ký từ năm 1996 đến nay vẫn chưa ký lại, sắp tới chúng tôi cũng sẽ triển khai việc ký lại.


Có thể bạn quan tâm

Gà Đông Tảo 11 Triệu Đồng Gà Đông Tảo 11 Triệu Đồng "Hút" Khách

Sáng ngày 14.11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 13 - AgroViet 2013 do Bộ NNPTNT chủ trì đã chính thức khai mạc tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, 489 Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).

18/11/2013
Trồng Cao Su Kết Hợp Nuôi Gà, Một Hướng Đi An Toàn Trồng Cao Su Kết Hợp Nuôi Gà, Một Hướng Đi An Toàn

Đó là mô hình của anh Bùi Nhật Tân ở thôn Cát, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Đã hơn 2 năm nay, kể từ khi vườn cây cao su hơn 1ha của gia đình anh cũng như nhiều gia đình trong xã bị bão tàn phá, trong khi nhiều gia đình đang boăn khoăn không biết phải kiếm kế mưu sinh như thế nào thì anh Tân đã quyết tâm tìm một hướng đi mới, không thể dựa dẫm mãi vào nguồn lợi từ cây cao su, hai vợ chồng anh tìm tòi học hỏi và quyết định mở mô hình kết hợp trang trại trên đồi cây cao su.

18/11/2013
Có Thể Trồng Bắp, Đậu Nành Trên Đất Trồng Lúa Có Thể Trồng Bắp, Đậu Nành Trên Đất Trồng Lúa

Đây là phần chính trong nội dung thông tư 47/2013/BNN-PTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Thời gian có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014.

18/11/2013
Hội Nghị Triển Khai Dự Án 5.000 Ha Ca Cao Hội Nghị Triển Khai Dự Án 5.000 Ha Ca Cao

Ngày 16-11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai dự án trồng 5.000 ha ca cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 100 đại biểu tham gia.

18/11/2013
Chính Sách Hỗ Trợ Người Trồng Mía Niên Vụ 2014 – 2015 Chính Sách Hỗ Trợ Người Trồng Mía Niên Vụ 2014 – 2015

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng mía, giúp bà con có điều kiện đầu tư tái sản xuất trong vụ tới, 14/11/2013, Công ty mía đường Trà Vinh tổ chức triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ cho nông dân trồng mía niên vụ 2014 - 2015 ở huyện Tiểu Cần. Chính sách này cũng được áp dụng cho các vùng nguyên liệu mía trên địa bàn toàn tỉnh Trà Vinh.

18/11/2013