Khơi thông nhiều thị trường thủy sản
Tại buổi họp báo về tình hình hoạt động của ngành Nông nghiệp trong tháng 8 và thông báo nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều tối 31/8, ông Trần Quốc Tuấn, quyền Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết trong tháng 8, mặc dù ngành đã đạt được kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục suy giảm về sản lượng;
XK một số mặt hàng nông sản vẫn còn gặp khó khăn, suy giảm mạnh; tiến độ thực hiện Nghị quyết 19, các nhiệm vụ về cải cách hành chính, xây dựng văn bản pháp quy còn chậm. Vì vậy, trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2015, các đơn vị cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, ngành để thực hiện các nhiệm vụ được giao và chuẩn bị tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2016.
Trong 8 tháng qua, kim ngạch XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 9,2 tỉ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, lượng XK thủy sản tuy đạt gần 4,13 tỉ USD, nhưng giá trị này cũng đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhận định nếu theo dõi kim ngạch XK nói chung từ đầu năm đến nay thì nhìn thấy rõ xu hướng XK thủy sản phải theo nhu cầu. Thông thường cuối năm thì nhu cầu tăng, còn đầu năm và giữa năm thì không.
Để tăng kim ngạch XK, theo ông Tiệp phải mở cửa được nhiều thị trường khác nhau, hiện nay, riêng thủy sản đã XK đến trên 140 thị trường.
"Vừa rồi XK có chút sụt giảm là do một số thị trường thắt chặt lại việc nhập tôm sú, nhưng hiện nay đã tháo gỡ được, hy vọng sớm mở cửa trở lại. Thị trường Nga và Liên minh kinh tế Á - Âu cũng khá hứa hẹn. Tháng 7 vừa rồi, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã sang đàm phán và phía Liên minh Kinh tế Á - Âu đã chấp thuận thêm 4 DN XK thủy sản vào thị trường này. Như vậy, công tác tiếp cận thị trường chúng ta đã làm tốt, nhưng XK được nhiều không thì còn phụ thuộc nhu cầu", ông Tiệp cho biết thêm.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên về việc XK thủy sản bị ảnh hưởng do Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ như thế nào, ông Tiệpcho biết: Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ đã ảnh hưởng lớn tới XK thủy sản. Nhiều nước khác như Thái Lan, Malaysia cũng phá giá đồng tiền, nên giá tôm XK của Việt Nam trở nên đắt hơn.
Cùng với việc NHNN đã điều chỉnh và nới biên độ tỉ giá, chu kỳ nhu cầu tiêu thụ thủy sản từ tháng 10 sẽ tăng cao, nhất là vào dịp Giáng sinh, nên hy vọng kim ngạch XK thủy sản cuối năm sẽ gia tăng.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, nhiều thông tin bất cập từ phía người dân về vấn đề triển khai phí bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) mới. Những thay đổi mới trong hợp đồng BHNN giữa người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh với Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh đã gây nhiều bức xúc, tranh cãi.
Trong khi nhiều địa phương đang gặp không ít khó khăn về con tôm công nghiệp thì huyện Phú Tân lại có nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích lẫn năng suất, hiệu quả mô hình này.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc lựa chọn cây con giống thích ứng với từng vùng đất là hết sức quan trọng, áp dụng các biện pháp nuôi trồng thích hợp là yếu tố quyết định giúp nhà nông thành công. Thực tế cho thấy các mô hình nuôi trồng kiểu sinh học, sinh thái, tự nhiên hay nuôi xen, trồng xen đều cho hiệu quả kinh tế khá bền vững.
Nhiều năm nay, ông Bùi Vĩnh Hiệp, xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã sử dụng phân vi sinh trong việc bón lót cho ruộng lúa của mình. Nhờ đó, năng suất lúa tăng lên 1 tấn/ha, tiết kiệm chi phí sản xuất hơn 50% so với trước.
Với mong muốn nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần với ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Mới đây, UBND tỉnh thống nhất việc hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua từng năm, kết thúc vào cuối năm 2015...