Xuất Khẩu Nông Sản Đạt Gần 9,7 Tỷ USD
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,74 tỷ USD; xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,22 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2014 lên 9,69 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,74 tỷ USD, tăng 5,8%.
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 31,2%.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể, xuất khẩu gạo đạt 2,04 triệu tấn, trị giá 931 triệu USD. Cà phê đạt 826 nghìn tấn trị giá 1,65 tỷ USD; Cao su đạt 189 nghìn tấn với giá trị đạt 378 triệu USD…
Khối lượng xuất khẩu chè 4 tháng ước đạt 33 nghìn tấn với giá trị đạt 51 triệu USD, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 10,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 1.541 USD/tấn, tăng 2,49% so với cùng kỳ năm 2013. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam giảm 13,06% về khối lượng và giảm 0,91% về giá trị.
4 tháng lượng hạt điều xuất khẩu đạt 73 nghìn tấn với 456 triệu USD, tăng 14,5% về khối lượng và tăng 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 6.182 USD/tấn, tăng 1,76% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 28,44%, 20,01% và 9,12% tổng giá trị xuất khẩu.
Sắn và các sản phẩm từ sắn có lượng xuất khẩu ước tính khoảng 305 nghìn tấn, với giá trị đạt 88 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 4 tháng đầu năm đạt 1,4 triệu tấn với giá trị 429 triệu USD, giảm 16,9% về khối lượng và giảm 17,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Giá trị xuất khẩu sản và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm mạnh, ngoại trừ thị trường Malaysia tăng (tăng 20,23% về khối lượng và tăng 14,44% về giá trị) so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 89% thị phần.
Có thể bạn quan tâm
Tuy phải cạnh trạnh khốc liệt với nhiều loại trái cây nhập khẩu với mẫu mã đẹp và giá cả ổn định hơn nhưng trái cây nội vẫn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.
Qua 2 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, đã có 10/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL xây dựng được đề án và kế hoạch hành động. Trên cơ sở này, các tỉnh đã bắt tay vào tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi gia súc, gia cầm dựa theo lợi thế cạnh tranh đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Thị trường đã sôi động trở lại sau thông tin giá xăng giảm, nhưng mức giảm của hàng hóa vẫn chưa “chiều lòng” người mua.
Chất tạo nạc cho heo được sử dụng nhiều nhất tại VN là clenbuterol và salbutamol, chủ yếu có nguồn nhập từ Trung Quốc, khi heo ăn chất này sẽ không đào thải như những chất khác.
Gần đây, nhiều tiểu thương bán cá lóc, cá rô, cá trê nuôi tại các chợ đầu mối “gắn mác” cá đồng để đẩy giá lên cao. Hành vi gian dối này khiến người mua chịu thiệt!