Xuất Khẩu Gỗ Và Đồ Gỗ Đạt Gần 5 Tỷ USD
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 10/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu trong cả 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 10,19%; còn lại các thị trường như Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng lần lượt là 14,35% và 22,03% so với cùng kỳ năm 2013.
Đây tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam trong các tháng đầu năm 2014, chiếm tới 66,35% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
Trong khi đó, ước tính giá trị nhập khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam trong tháng 10/2014 là 177 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê, thị phần nhập khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm cao nhất với 28,4%, Campuchia chiếm 12,7%, Hoa Kỳ chiếm 10,8%. Mặc dù Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 9,9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng tính chung, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2014 đã tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam có thể đạt 6,3 – 6,5 tỷ USD trong cả năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.
Những ngày qua, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu phải “vật lộn” với thời tiết để tìm cách cứu lấy con tôm. Nắng nóng làm cho tôm nuôi chậm lớn và mắc phải nhiều bệnh như hoại tử gan tụy (EMS), phân trắng, bệnh đục cơ… Ngành quản lý đang khuyến cáo nông dân áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh cho tôm để làm giảm thiệt hại.
Phòng Kinh tế TP. Quy Nhơn (Bình Định) cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2015, các hộ ngư dân làm nghề ương nuôi tôm hùm giống ở xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn đã thả ương nuôi hơn 156.200 con tôm hùm giống, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.