Xuất khẩu gạo sẽ tăng vào cuối năm
Xuất khẩu gạo sẽ được “khơi thông” từ nay đến cuối năm. Ảnh: nông dân Tiền Giang đang thu hoạch lúa.
Trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm nay 25-9, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định: “Xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 sẽ tốt hơn”.
Giải thích cho nhận định này, theo ông Năng, đối với hợp đồng 750.000 tấn Philippines mở thầu mua hôm 17-9-2015 (trong đó Việt Nam giành được 450.000 tấn), quốc gia này quyết định nhập từ nay đến hết năm 2015 là 250.000 tấn (bao gồm cả Thái Lan), “nhưng nếu năng lực của Việt Nam tốt, có thể đưa hàng sang sớm hơn, như vậy lượng xuất khẩu có thể nhiều hơn, giá cả thị trường sẽ tương đối tốt”, ông nhận định.
Một tín hiệu khác, theo ông Năng, sau chuyến đi của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thị trường xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng đã được “khơi thông”, “cho nên từ này đến cuối năm, thị trường này có lẽ sẽ được khôi phục và thoát ra khỏi tình trạng trầm lắng như những tháng đầu năm nay”, ông nói.
Ngoài ra có khả năng Indonesia cũng sẽ nhập gạo để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong nước.
Như vậy, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2015 có thể vẫn đạt mục tiêu kế hoạch, tức sẽ đạt khoảng trên 6 triệu tấn, dù trước đó có dự báo cả năm sẽ sụt giảm mạnh.
Về kết quả xuất khẩu những tháng đầu năm 2015, VFA dẫn số liệu thống kê cho thấy tính đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu gạo chính ngạch của doanh nghiệp cả nước (bao gồm cả doanh nghiệp ngoài VFA) đạt hơn 4 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu tính cả lượng gạo tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc, đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu cả nước đạt khoảng 5 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có diện tích rừng núi và núi đá vôi chiếm khá nhiều (hơn 40% tổng diện tích của địa phương). Đây là điều kiện thuận lợi để đàn dê sinh sản và phát triển. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ gia đình trong xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi dê, nhờ đó mà thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, đặc biệt có nhiều hộ đã thoát nghèo.
Cũng theo VFA, trong tuần đến 23-10, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục nhích nhẹ. Cụ thể, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.700 - 5.800 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.850 - 5.950 đồng/kg, tăng 50 đồng so với tuần trước đó.
Gia đình ông Trần Xảm, có đến 4 thế hệ gắn bó với nghề đi biển. Kinh nghiệm đánh bắt cũng được gia đình ông truyền từ đời này qua đời khác. Vì thế, mỗi chuyến đi biển là mỗi lần thuyền về đầy ắp cá tôm, hiếm khi thuyền về không. Hơn 40 năm mưu sinh, gắn bó với biển đã giúp ông xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi con cái khôn lớn, nên người.
Về thị trường tiêu thụ, Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%. Trong đó, thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất gấp 2,6 về khối lượng so với cùng kỳ 2013.
Từ đầu tháng 10, trung bình mỗi ngày cửa hàng chị Nguyễn Hương Giang (Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) chuyển 70 - 100kg bơ ra thị trường Hà Nội tiêu thụ, với giá bán gần nhất là 105.000 đồng/kg. "Trước khách mua bao nhiêu có bấy nhiêu, nhưng giờ nguồn hàng ngày càng khan hiếm. Mấy hôm nay khách đặt rất đông nhưng shop chỉ có khoảng 40 - 50kg trái bán ra", chị Giang chia sẻ.