Lượng lớn bò Úc sẽ đổ về Việt Nam sau TPP
Tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên diễn ra ngày 4/11, ông Đỗ Huy Thiệp - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) cho biết không chỉ số lượng lớn thịt bò đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam thời gian qua, mà bò sống cũng được đưa về nước ngày càng gia tăng kể cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch.
Bó nhập khẩu được ghi nhận nhiều nhất từ thị trường Australia.
Năm 2012, có khoảng 3.500 con, sau đó một năm tăng gấp đôi 70.000 con và đến 2014 đã là 170.000 con.
Năm nay, dù chưa có số liệu chính thức, nhưng theo vị này, khả năng số lượng nhập sẽ không giảm so với trước đó.
Trong nhiều nguyên nhân, ông Thiệp cho rằng hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối về tận chợ, trung tâm thương mại tại các địa phương trong cả nước nên họ sẽ nhập khẩu với số lượng lớn.
"Nhưng đây là lĩnh vực không được bảo hộ ngành hàng.
Chăn nuôi trâu, bò tại Việt Nam không phải là thu nhập chính của nhiều hộ nông dân, nên thực tế này không ảnh hưởng quá lớn đến sinh kế của người nuôi.
Chỉ có ngành hàng thịt bò đông lạnh sẽ chịu tổn thương nặng nhất khi Việt Nam vào TPP ", ông Thiệp nói.
Với thịt gà và lợn đông lạnh, theo đại diện Ipsard, sau khi vào TPP, sẽ có sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu thịt gà từ Brazil sang Mỹ, và thịt lợn từ Đan Mạch, Tây Ban Nha sang Mỹ, Canada do Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế từ các nước thành viên TPP.
Đối với việc tiêu thụ các sản phẩm đông lạnh, ông Thiệp cho biết, hầu hết các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu được đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp...
Người tiêu dùng thông thường có sử dụng nhưng số lượng không đáng kể.
Do đó, đối tượng bị ảnh hưởng sau khi các sản phẩm này ồ ạt nhập về Việt Nam là các hộ nuôi trồng, sản xuất quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ sự hướng dẫn của kỹ sư Phan Văn Hùng, mà cá chình của nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu.
Bằng tâm huyết và áp dụng đúng kỹ thuật, đến nay, số lượng đàn vịt trời của ông đã tăng lên đến gần 7.000 con gồm vịt trời giống, vịt đẻ và vịt bán thương phẩm.
Ông Nguyễn Hữu Vinh đã nhân giống, mở rộng được quy mô đàn lên hàng nghìn con gà sao kết hợp nuôi vịt trời, chim trĩ, heo rừng…, lãi 250 - 300 triệu đồng/năm.
Vườn cam canh 50 ha của ông Lâm Thành Thương (Bình Dương) có thể cho trái đến 60 năm.
Anh Lê Thanh Tùng đã phát triển được mô hình nuôi cà cuống, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.