Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu cá tra giảm mạnh

Xuất khẩu cá tra giảm mạnh
Publish date: Monday. November 9th, 2015

Công nhân chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Tiền Giang

Giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra sang năm thị trường lớn là Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Brazil bị sụt giảm nhiều nhất, giảm từ 1,3-40,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường khác (trừ Trung Quốc và Anh) kết quả vẫn không khả quan hơn.

Lý giải điều này, một nguồn tin từ VASEP cho biết, biến động tỷ giá chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cá tra sụt giảm.

Nguyên nhân chính vẫn là nguồn cung các loại cá thịt trắng khác ở các thị trường này đang được mở rộng, cá tra phải chịu cạnh tranh gay gắt về giá.

Bên cạnh đó, dù có mức giá ổn định, thịt cá ít mùi, dễ chế biến nhưng hình ảnh cá tra Việt Nam vẫn chưa được quảng bá tốt ở những thị trường trên.

“Các chiến dịch quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp mà không tiếp cận trực tiếp được với người tiêu dùng nước ngoài.

Họ không biết rõ con cá này được nuôi ra sao, chế biến như thế nào nên có tâm lý e ngại” nguồn tin cho biết thêm.

Trước đó, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/2014/NĐ-CP về quy hoạch và đưa ra các quy chuẩn đối với việc nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.

Theo đề xuất này, Chính phủ sẽ không áp dụng ngay các quy định nghiêm ngặt về hàm ẩm, tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra, cũng như lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn VietGap để các doanh nghiệp đủ thời gian điều chỉnh.

Cụ thể, sẽ áp dụng mạ băng tối đa 20% và hàm ẩm tối đa 86% cho đến ngày 31/12/2018 và từ ngày 1/1/2019 mới chính thức áp dụng mạ băng không quá 10% và hàm ẩm không vượt quá 83% theo Nghị định.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Chính phủ lùi thời hạn để các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGap hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31/12/2016, thay vì là 31/12/2015.

Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, quyết định trên được cho là đã phần nào gỡ được gánh nặng cho các doanh nghiệp và người nuôi cá tra.


Related news

Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tăng Ở Cà Mau Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tăng Ở Cà Mau

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh ngày càng tăng nhanh. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và lan nhanh trên diện rộng, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy. Nếu như năm 2010 có 38,54 ha thì đầu năm 2012 đến nay diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy là 551,56 ha, tăng gấp 13 lần năm 2010.

Saturday. August 11th, 2012
Nhiều Hộ Dân Trắng Tay Vì Cá Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Nhiều Hộ Dân Trắng Tay Vì Cá Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trong 2 ngày 12 và 13/6, 4 hộ nuôi cá ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị trắng tay vì cá trong hồ bỗng dưng chết hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.

Saturday. June 15th, 2013
Số Hộ Nuôi Cá Tra Thua Lỗ Ngày Càng Tăng Số Hộ Nuôi Cá Tra Thua Lỗ Ngày Càng Tăng

Tại ĐBSCL, nếu giai đoạn 2002 - 2005 có 25% số hộ nuôi bị thua lỗ thì trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này lên đến gần 50%. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do ĐH Cần Thơ công bố.

Friday. April 12th, 2013
Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

Thursday. August 1st, 2013
Trồng Hồ Tiêu Ở Tây Nguyên Bị Phá Quy Hoạch Trồng Hồ Tiêu Ở Tây Nguyên Bị Phá Quy Hoạch

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, do giá tiêu trên thị trường hiện đang tăng cao (giá từ 118.000 - 120.000 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên 130.000 - 140.000 đồng/kg), nên đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đua nhau phát triển ồ ạt cây hồ tiêu, không theo quy hoạch.

Saturday. August 11th, 2012