Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu

Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu
Ngày đăng: 13/02/2014

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.

Năm 2013, do thời tiết không thuận lợi, nhiều mưa bão, thêm vào đó chi phí cho chuyến biển cao do xăng dầu tăng giá nên hoạt động khai thác thuỷ sản ở các vùng biển xa của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Chất lượng cá sau thu hoạch lại không đủ phẩm cấp để XK dưới dạng hàng có giá trị cao nên giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh khiến nhiều tàu bị lỗ vốn. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương năm 2013 giảm, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 15% so với năm 2012.

Theo thống kê của Vasep, năm 2013, trong khi XK các sản phẩm cá ngừ chế biến vẫn tăng khả quan thì XK các sản phẩm cá ngừ có giá trị cao lại giảm.

Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Israel, Tunisia, Canada và Mexico tiếp tục là nhóm 8 thị trường NK cá ngừ chính của Việt Nam, chiếm tới gần 86% tổng giá trị NK cá ngừ của Việt Nam.

Trong bức tranh chung XK cá ngừ, mặc dù quá nửa số thị trường XK chính của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng dương, nhưng do 3 thị trường Mỹ, Nhật Bản và ASEAN sụt giảm nhập khẩu nên khiến tổng giá trị XK cũng giảm.

Thị phần của các thị trường thay đổi so với năm 2012: Mỹ đã giảm tới hơn 7%; Nhật Bản giảm 1,5%, trong khi tỷ trọng giá trị XK sang EU tăng 4%. XK cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, quý IV/2013, khi các thị trường EU bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm, XK sang 3 thị trường nhập khẩu chính trong khối là Đức, Italy và Tây Ban Nha lại có sự sụt giảm so với cùng kỳ. Điều này cho thấy vị trí của các sản phẩm cá ngừ Việt Nam đang có dấu hiệu bị lung lay.

Năm 2013, do những khó khăn về nguyên liệu đã khiến các DN phải chuyển đổi cơ cấu XK các sản phẩm cá ngừ sang EU. Tổng giá trị XK cá ngừ sang khối này đạt 67,9 triệu USD, giảm 7,4%, trong khi các sản phẩm chế biến lại tăng hơn 81%, đạt hơn 73 triệu USD.

Nhìn chung năm 2013, XK cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn: Lượng cá ngừ tồn kho tại các thị trường lớn tăng; yêu cầu vệ sinh tại các thị trường ngày càng khắt khe hơn; nguồn nguyên liệu trong nước để XK dưới dạng các sản phẩm có giá trị cao thiếu, khiến DN phải NK nguyên liệu từ bên ngoài nhưng thuế NK lại tăng, thủ tục NK vẫn còn rất phức tạp...

Vasep cũng đưa ra dự báo, năm 2014, nguồn nguyên liệu cá ngừ phục vụ cho XK vẫn thiếu. Cả năm 2014, tổng kim ngạch XK cá ngừ dự báo đạt 550 triệu USD tăng khoảng 4% so với năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Một bể gas bằng ba bó củi Một bể gas bằng ba bó củi

Từ ngày có bể biogas, bà Điền Thị Tiên, thôn Dạ 1, xã Cam Đường, TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) bảo, giờ không phải lọ mọ dậy sớm lên đồi lấy củi nữa.

30/10/2015
Thâm canh hành củ Thâm canh hành củ

Thời kỳ sau trồng 70 ngày hành bắt đầu xuống củ, nếu gặp nhiệt độ cao thì hạn chế tưới nước để tránh cây sinh trưởng trở lại “hành bị rút ruột”.

30/10/2015
Lại đối phó vụ đông xuân ấm Lại đối phó vụ đông xuân ấm

Vụ ĐX 2014-2015 cũng là một vụ ấm, tuy nhiên thiếu nước thì không đến mức gay gắt như dự báo của vụ này, ấm 2 vụ ĐX kế tiếp nhau cũng là trường hợp rất hiếm gặp...

30/10/2015
Vụ đông thách thức Vụ đông thách thức

Theo kế hoạch, vụ đông năm nay Nghệ An gieo trồng 43.716 ha cây trồng các loại và thả 3.600 ha cá vụ ba.

30/10/2015
Gừng cay nên cần trung vi lượng Gừng cay nên cần trung vi lượng

Cây gừng thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 20 - 28 độ C, lượng mưa trên 1.500 mm/năm, có thể trồng được tất cả các vùng, miền ở nước ta.

30/10/2015