Xuất Hiện Dịch Hại Mới Ở Cây Cà Chua

Trong hơn 10 ngày qua (25.6 – 7.7), Chi cục BVTV Lâm Đồng đã có đợt kiểm tra tình hình dịch bệnh trên cây trồng và đã phát hiện trên cây cà chua của tỉnh này đang xuất hiện một số dịch hại mới.
Theo ghi nhận của Chi cục, một số dịch hại mới này là ruồi vàng đục quả cà chua (Bactrocera sp.), đốm đầu vàng (Pseudomonas syringae) và bệnh nứt quả cà chua (Alternaria solani). Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng, do đây là những dịch hại mới, bà con áp dụng một số biện pháp hóa học là chủ yếu nên hiệu quả mang lại không cao. Được biết, Lâm Đồng có diện tích trồng cà chua cao nhất nhì cả nước – mỗi năm khoảng 6.500 – 7.000ha.
Có thể bạn quan tâm

Bộ giống cà chua F1, có sức phát triển mạnh, kháng bệnh tốt, chịu nhiệt, mưa nhiều, thời gian bắt đầu thu hoạch khoảng 65 – 75 ngày sau khi trồng. Dạng trái hình tròn, vuông hoặc hình nhót, khi chín màu đỏ đẹp, độ đồng đều cao, thịt quả dày chắc, cứng trái, bảo quản được lâu và chịu vận chuyển

Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Khánh Hòa sản xuất cà tím Nhật Bản (CTNB) theo mô hình của Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (CPTSBL), chi nhánh tại Khu Công nghiệp Suối Dầu

Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu này để bà con tham khảo và áp dụng.

Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. . Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.

Đất trồng cà chua phải được luân canh với bắp, lúa, rau, đậu…Đất vụ trước không trồng họ cà (như cà chua, cà tím, ớt…). Đất phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.