Xử Lý Ra Hoa Trái Vụ Trên Sầu Riêng Sữa Hạt Lép Bằng Paclobutrazol
Đề tài "Hiệu quả của paclobutrazol lên sự ra hoa trái vụ trên giống sầu riêng sữa hạt lép" của nhóm các nhà khoa học Nguyễn Văn Hâu, Đỗ Thị Út, Trần Quốc Tuấn (Bộ môn Khoa học Cây trồng- Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ) được tiến hành tại trại thực nghiệm giống và cây trồng của Trường ĐH Cần Thơ trong 2 vụ 1999-2000 và 2000-2001.
Giống sầu riêng sữa hạt lép 6 năm tuổi được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, 4 lần lập lại, mỗi lần lập lại tương ứng với 1 cây, có 3 nghiệm thức là đối chứng không xử lý hóa chất, phun paclobutrazol lên lá ở 2 nồng độ là 1.000 và 1.500ppm. Paclobutrazol được xử lý bằng cách phun đều lên tán lá. Các chỉ tiêu theo dõi gồm các yếu tố thời tiết trong thời gian thí nghiệm, biến độ ẩm đất ở độ sâu 30 và 60 cm được lấy ở điểm và tính trị số trung bình trong thời gian xử lý ra hoa, đặc tính ra hoa, đậu trái, thời gian từ lúc xử lý hóa chất.
Trong năm 1999-2000, cây sầu riêng được xử lý paclobutrazol bắt đầu nhú mầm sau khi được xử lý hóa chất 57 ngày, trong khi đối chứng nhú mầm hoa chậm hơn 15 ngày. Tuy nhiên, thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi nhú mầm hoa dài ngày hay ngắn phụ thuộc vào thời gian hoa xuất hiện vào mùa khô. Trong năm 1999–2000, do mùa khô liên tục kéo dài, làm cho cây sầu riêng hầu như chỉ cho hoa tập trung có một đợt. Trong khi năm 2000–2001, sầu riêng ra hoa làm 2 lần, trong điều kiện có xiết nước và đậy mặt líp bằng nilon.
Trong năm 1999–2000, tổng số trái/cây và năng suất (kg/cây) của nghiệm thức xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000ppm (31 trái và 55,5 kg/cây) cao hơn đối chứng (12,3 trái và 24,6kg). Trong khi năm 2000-2001, năng suất của cả 2 nghiệm thức xử lý paclobutrazol (38,8 và 44,1kg/cây) đều cao hơn đối chứng (4,8kg/cây). Mùa nghịch qua 2 vụ (31 trái) và trọng lượng trái/cây (55,5kg) của cây xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm cao hơn nghiệm thức đối chứng (12,3 trái và 24,6kg), nhưng nghiệm thức xử lý ở nồng độ 1.500ppm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Trên giống sầu riêng khổ qua xanh, nhà khoa học Trần Văn Hâu cũng đã tìm thấy ở cả 2 nồng độ 1.000 và 1.500ppm đều làm tăng năng suất 1,5 lần so với đối chứng. Kết quả này có thể do nồng độ xử lý paclobutrazol thích hợp làm tăng số chùm hoa/cây và số hoa/chùm đã làm tăng năng suất trong khi nồng độ xử lý cao ảnh hưởng đến sự ra hoa và phát triển trái sầu riêng sữa hộp lép nhưng không ảnh hưởng đến trọng lượng trái.
Qua những kết quả có được sau khi thí nghiệm, các nhà khoa học đã rút ra kết luận:
-Thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi bắt đầu xuất hiện mầm hoa tùy thuộc vào thời gian khô hạn. Trong điều kiện có xử lý paclobutrazol cây sầu riêng ra hoa khi có thời gian khô hạn từ 7-10 ngày và ẩm độ đất sâu 30cm đạt 28,4%
-Xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 và 1.500ppm có tác dụng kích thích cho sầu riêng ra hoa sớm hơn không xử lý từ 7-15 ngày.
-Xử lý paclobutrazol làm tăng số chùm hoa/cây, tỉ lệ số cành hoa dẫn đến tăng năng suất số trái/cây và năng suất từ 22,5%
Có thể bạn quan tâm
Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Do yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn, các nước như Mã Lai và Thái Lan tập trung nghiên cứu và phát triển cây sầu riêng từ nhiều năm trước đây.
Sầu riêng là một cây to cao 15-20-25m. Quả to, hình đầy hay hình trứng dài, vỏ cứng. Trên mặt vỏ rất nhiều gai ngắn, nhọn. Quả có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt có chất cơm (áo hạt) mềm, màu trắng vàng, có mùi đặc biệt, chưa quen thì không thích, nhưng đã quen rồi thì rất ngon, vị ngọt, bùi. Hạt có lá mầm dày. Cây Sầu riêng nở hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9.
Năm 1996, chú Huỳnh Văn Phải ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang mạnh dạn đốn bỏ 5 công vườn nhãn long già cỗi, năng suất kém để cải tạo thành vườn chuyên canh. Chú đã lặn lội đến tận làng cây giống Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) mua về 92 cây sầu riêng Monthoong Thái Lan, với giá 40.000đ/cây (đắt gấp 2 lần các giống sầu riêng địa phương) đem trồng trên mảnh vườn vừa mới cải tạo. Chú cũng là một trong những người đi tiên phong trong việc đưa giống sầu riêng này trồng trên đất cù lao Ngũ Hiệp.
Việc cây sầu riêng ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bị nhiễm dịch hại chết đứng đã diễn ra nhiều năm gây thiệt hại rất nặng cho nhà vườn đã được ngành nông nghiệp địa phương đặc biệt quan tâm nhưng chưa thể khống chế triệt để. Năm nay, theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN-PTNT), huyện Đạ Huoai có 1.462 ha sầu riêng, trong đó có 1.016 ha trồng bằng hạt và 446 ha sầu riêng ghép giống SR1 do Công ty Donatechno cung ứng giống. Một số giống sầu riêng ghép khác như RI 6, Chín Hóa, siêu sớm Bến Tre… cũng đang được nhà vườn đưa vào canh tác thay thế sầu riêng trồng hạt và diện tích vườn điều đã thoái hóa.
Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: Cần bón 5-10 kg phân hữu cơ cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg là 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 theo liều lượng và số lần bón như bảng sau: