Home / Cây ăn trái / Sầu riêng

Xử Lý Ra Hoa Trái Vụ Trên Sầu Riêng Sữa Hạt Lép Bằng Paclobutrazol

Xử Lý Ra Hoa Trái Vụ Trên Sầu Riêng Sữa Hạt Lép Bằng Paclobutrazol
Publish date: Friday. December 23rd, 2011

Đề tài "Hiệu quả của paclobutrazol lên sự ra hoa trái vụ trên giống sầu riêng sữa hạt lép" của nhóm các nhà khoa học Nguyễn Văn Hâu, Đỗ Thị Út, Trần Quốc Tuấn (Bộ môn Khoa học Cây trồng- Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ) được tiến hành tại trại thực nghiệm giống và cây trồng của Trường ĐH Cần Thơ trong 2 vụ 1999-2000 và 2000-2001.

Giống sầu riêng sữa hạt lép 6 năm tuổi được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, 4 lần lập lại, mỗi lần lập lại tương ứng với 1 cây, có 3 nghiệm thức là đối chứng không xử lý hóa chất, phun paclobutrazol lên lá ở 2 nồng độ là 1.000 và 1.500ppm. Paclobutrazol được xử lý bằng cách phun đều lên tán lá. Các chỉ tiêu theo dõi gồm các yếu tố thời tiết trong thời gian thí nghiệm, biến độ ẩm đất ở độ sâu 30 và 60 cm được lấy ở điểm và tính trị số trung bình trong thời gian xử lý ra hoa, đặc tính ra hoa, đậu trái, thời gian từ lúc xử lý hóa chất.

Trong năm 1999-2000, cây sầu riêng được xử lý paclobutrazol bắt đầu nhú mầm sau khi được xử lý hóa chất 57 ngày, trong khi đối chứng nhú mầm hoa chậm hơn 15 ngày. Tuy nhiên, thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi nhú mầm hoa dài ngày hay ngắn phụ thuộc vào thời gian hoa xuất hiện vào mùa khô. Trong năm 1999–2000, do mùa khô liên tục kéo dài, làm cho cây sầu riêng hầu như chỉ cho hoa tập trung có một đợt. Trong khi năm 2000–2001, sầu riêng ra hoa làm 2 lần, trong điều kiện có xiết nước và đậy mặt líp bằng nilon.

Trong năm 1999–2000, tổng số trái/cây và năng suất (kg/cây) của nghiệm thức xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000ppm (31 trái và 55,5 kg/cây) cao hơn đối chứng (12,3 trái và 24,6kg). Trong khi năm 2000-2001, năng suất của cả 2 nghiệm thức xử lý paclobutrazol (38,8 và 44,1kg/cây) đều cao hơn đối chứng (4,8kg/cây). Mùa nghịch qua 2 vụ (31 trái) và trọng lượng trái/cây (55,5kg) của cây xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm cao hơn nghiệm thức đối chứng (12,3 trái và 24,6kg), nhưng nghiệm thức xử lý ở nồng độ 1.500ppm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Trên giống sầu riêng khổ qua xanh, nhà khoa học Trần Văn Hâu cũng đã tìm thấy ở cả 2 nồng độ 1.000 và 1.500ppm đều làm tăng năng suất 1,5 lần so với đối chứng. Kết quả này có thể do nồng độ xử lý paclobutrazol thích hợp làm tăng số chùm hoa/cây và số hoa/chùm đã làm tăng năng suất trong khi nồng độ xử lý cao ảnh hưởng đến sự ra hoa và phát triển trái sầu riêng sữa hộp lép nhưng không ảnh hưởng đến trọng lượng trái.

Qua những kết quả có được sau khi thí nghiệm, các nhà khoa học đã rút ra kết luận:

-Thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi bắt đầu xuất hiện mầm hoa tùy thuộc vào thời gian khô hạn. Trong điều kiện có xử lý paclobutrazol cây sầu riêng ra hoa khi có thời gian khô hạn từ 7-10 ngày và ẩm độ đất sâu 30cm đạt 28,4%

-Xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 và 1.500ppm có tác dụng kích thích cho sầu riêng ra hoa sớm hơn không xử lý từ 7-15 ngày.

-Xử lý paclobutrazol làm tăng số chùm hoa/cây, tỉ lệ số cành hoa dẫn đến tăng năng suất số trái/cây và năng suất từ 22,5%


Related news

Sâu Bệnh Hại Sầu Riêng Sâu Bệnh Hại Sầu Riêng

Nấm Phytophthora palmivora gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho trái, trên rễ, thân, lá và trái

Thursday. January 31st, 2013
Kỹ Thuật Trồng Và Kích Thích Sầu Riêng Ra Hoa Vụ Nghịch Kỹ Thuật Trồng Và Kích Thích Sầu Riêng Ra Hoa Vụ Nghịch

Khoảng cách trồng: Thay đổi từ 7 – 12m/cây tuỳ theo giống và độ màu mỡ của đất. Sầu riêng là cây thân gỗ cao, to, ưa sáng nên trồng thưa để vườn được thoáng, cây khoẻ mạnh.

Thursday. January 31st, 2013
Cách Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng Cách Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Cần Thơ thì sầu riêng bị sượng là một dạng rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển làm giảm phẩm chất và giá trị của trái.

Thursday. January 31st, 2013
Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng

Sầu riêng có thân cay to lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam được biết tới hai giống "sầu riêng mỡ" có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và "sầu riêng đường" có lớp cơm màu vàng như đường mía.

Thursday. January 31st, 2013
Trồng Sầu Riêng Trên Đất Lúa Năng Suất Thấp Trồng Sầu Riêng Trên Đất Lúa Năng Suất Thấp

Thời gian gần đây, nông dân các huyện thượng nguồn sông Tiền (Tiền Giang) có nhiều mô hình sản xuất sáng tạo và có tính khả thi cao. Trồng sầu riêng trên đất lúa năng suất thấp là một trong những mô hình đó.

Tuesday. August 27th, 2013