Xoài Cát Thu Hoạch Sớm Có Giá Kỷ Lục, Hiếm Hàng

Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) Nguyễn Thành Nhơn cho biết vụ xoài thu hoạch sớm năm nay nguồn cung không đủ cầu và có giá cao kỷ lục.
Hiện nay, xoài cát Hòa Lộc loại một thu mua tại vườn có giá khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này, nông dân trồng xoài có thể thu lãi hơn 200 triệu đồng/ha/năm.
Mặc dù xoài có giá cao kỷ lục nhưng rất ít nhà vườn có xoài để bán do chưa đến thời điểm thu hoạch rộ. Trong khi đó, một lượng lớn xoài được thu gom để chuẩn bị bày bán tại Hội chợ triển lãm trái cây rau quả Đồng bằng sông Cửu Long, trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC Tiền Giang - 2012).
Tiền Giang có diện tích trồng xoài gần 6.000 ha, trong đó có 2.000 ha xoài cát Hòa Lộc, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây, các nhà vườn địa phương áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân kết hợp với phun thuốc và xiết nước để cho cây ra hoa trái vụ sẽ có giá tăng gấp hai lần so với chính vụ.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 27-5, ông Liêu Phương, thương lái thu mua lúa gạo vùng Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang cho biết: “Giá lúa bình quân giảm 300 - 400 đồng/kg. Hiện lúa IR50404 vụ đông - xuân chỉ còn 5.000 - 5.100 đồng/kg (lúa khô), lúa IR50404 mới (vụ xuân - hè) 4.700 - 4.800 đồng/kg. Lúa hạt dài dẻo 5.400 - 5.500 đồng/kg, lúa dài thường giá 5.200 - 5.300 đồng/kg…”.

Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.

Mấy ngày gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc đã vào vùng trồng khóm (dứa) của tỉnh Tiền Giang để thu mua khóm với giá cao. Chính vì vậy, nhiều cơ sở thu mua khóm trong nước gặp khó khăn trong việc tìm nguồn khóm nguyên liệu để thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Chóng vánh lấy đất nông nghiệp, chóng vánh san nền, rồi cũng chóng vánh bỏ hoang. Câu chuyện thu hút đầu tư, phát triển các KCN của nhiều địa phương được gọi với cái tên chua chát là “tâm lý bầy đàn”.

Đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Duy Châu ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi vượt qua một chặng đường lầy lội của vùng kinh tế mới, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực để có thành công với mô hình trang trại tổng hợp của anh.