Xoài cát chu Bình Thuận cơ hội vào thị trường Nhật

Vườn xoài cát chu ở Tân Minh, Hàm Tân.
Anh Nguyễn Văn Trung, người đang chăm sóc 4 ha xoài cát chu ở thị trấn Tân Minh (Hàm Tân) phấn khởi cho hay: “Tin xoài cát chu vào Nhật khiến người trồng xoài phấn khởi”.
Từ ngày có thông tin xoài cát chu được phép vào thị trường Nhật Bản thì giá xoài ở Hàm Tân nhích lên, hiện nay giá tại vườn là 15.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với năm 2014, nhưng chưa có bán.
Nhưng để xoài cát chu xuất khẩu sang Nhật Bản là không dễ.
Ngoài việc chăm sóc theo quy trình VietGAP, còn phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật cấp phép vào thị trường Nhật.
Theo thông tin từ các báo, người trồng xoài cát chu ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) giáp ranh với huyện Hàm Tân được Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Đồng Nai hỗ trợ xuất khẩu xoài cát chu sang Nhật.
Và đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng.
Xoài là loại trái cây được yêu thích của người Nhật Bản và tiêu thụ quanh năm với số lượng lớn.
Xoài cát chu Việt Nam với những ưu thế ngọt dịu, hợp với khẩu vị chung của người Nhật.
Đây là yếu tố cạnh tranh cho xoài cát chu Việt Nam vào thị trường Nhật.
Khoảng cách từ Việt Nam sang Nhật Bản không quá xa.
Nếu vận chuyển bằng đường hàng không chỉ mất 5 giờ, đường biển mất 1 tuần.
Thời gian vận chuyển đó vừa đủ giúp xoài chín, tươi ngon khi tới tay người tiêu dùng Nhật.
Dù các quy định xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản khá nghiêm ngặt, nhưng đây là cơ hội cho nông dân Bình Thuận trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng nguồn thu… Xoài cát chu vào Nhật
Lúc 15 giờ ngày 7/11 (theo giờ địa phương), những trái xoài tươi cát chu của Việt Nam lần đầu tiên chính thức bày bán tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.
Ông Nguyễn Trung Dũng - đại diện bộ phận Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, tổng cộng có 3 tấn rưỡi xoài cát chu nhập vào thị trường Nhật Bản.
Xoài tươi Việt Nam được bày bán tại 209 điểm bán hàng của Aeon trên toàn Nhật Bản với hai mức giá sau thuế là 429 yên/quả (khoảng 77.000 đồng) và 645 yên/quả (116.000 đồng).
Related news

Vụ ngô đông này, nông dân Ngọc Châu phấn khởi khi mỗi 1 kg ngô ngọt có giá bán 8 nghìn đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm này năm ngoái.

Hiện gương sen có giá từ 23.000-25.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất có lúc 37.000 đồng/kg, cùng với ngó có giá 13.000-15.000 đồng/kg. Trung bình mỗi công sen vừa bán gương và ngó cho thu nhập 5-6 triệu đồng/công. Nguồn thu nhập tương đối ổn định đối với những khu vực vùng trũng.

Thông qua mô hình này, trung tâm sản xuất 80.000 cây keo lai hom, trong đó dòng BV10: 30.000 cây, BV16: 20.000 cây, BV32: 30.000 cây. Số lượng cây này phân bổ cho các huyện Phú Hòa, Tuy An, Đông Hòa và TP Tuy Hòa để cấp phát cho dân bố trí trồng phân tán.

Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) được thành lập tháng 8-2008, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Kế hoạch niên vụ 2013-2014, toàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trồng 636 ha, năng suất 59 tấn/ha; sản lượng 37.854 tấn. Theo báo cáo của Nhà máy Đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm từ 700- 720 ha.