Xảy Ra Hiện Tượng Rụng Trái Non Trên Cây Có Múi
Hiện tượng rụng trái non trên cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Ở một số loại cây như xoài, nhãn... tỉ lệ trái non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy, nếu bị rụng quá nhiều sẽ làm giảm năng suất trồng trọt và cần có các biện pháp hạn chế hiện tượng này.
Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có tổng diện tích cây ăn trái khoảng 4.157ha. Các loại cây chủ yếu như: cam, quýt, bưởi, nhãn... Trong đó, cây quýt hồng chiếm số diện tích trên 1.100ha. Thế nhưng, trong vụ đông xuân vừa qua, cây quýt hồng tại địa phương gặp phải hiện tượng rụng trái non khá nhiều, ảnh hưởng đến năng suất. Tình hình trên xảy ra chủ yếu ở một số xã có diện tích trồng quýt nhiều như: xã Tân Phước có 200ha, tỉ lệ rụng trái non là 50%; xã Long Hậu 60ha, tỉ lệ rụng 50-70%; xã Tân Thành 30 ha, tỉ lệ rụng 70%.
Theo ông Huỳnh Văn Tồn - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung thì hiện tượng rụng trái non trên cây quýt hồng xảy ra do 3 nguyên nhân: cây quýt bị thiếu dinh dưỡng, thời tiết nắng nóng 35-36 độ không thích hợp cho cây trồng và do các loại sâu bệnh tấn công. Về cơ chế thì rụng trái non là do số tế bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời.
Để giảm thiểu số lượng trái rụng trên cây quýt, người nông dân cần bón hỗn hợp phân đạm urê và phân kali clorua (kali đỏ) để cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây; về diễn biến thời tiết nắng nóng kéo dài nông dân nên sử dụng bạt lưới che phủ và trồng các cây xung quanh để che chắn ánh nắng trực tiếp lên cây quýt; phòng trừ các loại sâu bệnh hại bằng việc tổng hợp hài hòa các biện pháp: từ chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, ngắt lá bệnh, bảo vệ côn trùng có ích... và chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, tránh trường hợp phun thuốc quá liều lượng.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.
Trong một thời gian dài, cây ca cao được nhiều chương trình xây dựng các mô hình trồng và chăm sóc nhằm đưa nó trở thành một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) là hướng phát triển tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và là “chìa khóa” để nông sản của tỉnh Đăk Nông bước vào hệ thống phân phối hiện đại và xuất khẩu.
Khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên sản xuất ra nhiều loại lúa gạo đặc sản chất lượng cao mà không nơi nào có được.
Xây dựng vùng sản xuất nhãn xuất khẩu, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ quả nhãn trong hệ thống siêu thị, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhãn lồng đặc sản đang là hướng đi mới cho sản xuất nhãn lồng ở Hưng Yên.