Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển chăn nuôi

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển chăn nuôi
Ngày đăng: 24/09/2015

Hội thảo đã thu hút được đông đảo doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chủ trang trại và đại diện Sở NN-PTNT, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước,…

TS. Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS. Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết, các tỉnh như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước là vùng chăn nuôi lớn, năng động và đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lớn nhất cả nước.

Các địa phương này cũng tập trung nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào ngành chăn nuôi nên có điều kiện tiếp cận rất nhanh công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Chính vì vậy, đây cũng là vùng trọng điểm được Bộ NN-PTNT đặc biệt quan tâm trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nâng cao giá trị cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

“Thực tế đã chứng minh, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị nhằm giảm giá thành, đảm bảo chất lượng sản phẩm chính là giải pháp tăng sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu, rộng hiện nay”, ông Thông nhấn mạnh.

Theo Cục Chăn nuôi, trên thực tế, liên kết sản xuất giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp ở nước ta đã có từ lâu, tuy nhiên các mối liên kết này thường thiếu tính bền vững khi các đối tác cùng tham gia chuỗi liên kết không thực hiện đầy đủ các cam kết do chạy theo các lợi ích ngắn hạn trước mắt.

Để giải quyết những tồn tại trong phát triển sản xuất chăn nuôi theo liên kết chuỗi, việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi trong chuỗi liên kết là vô cùng cần thiết.

Với 4 chuỗi liên kết về lợn thịt, 8 chuỗi liên kết về gia cầm tại các địa phương như Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên - Huế, Ninh Bình,… cho thấy, hình thức liên kết này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ được quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo cho việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.

Trong đó, Đồng Nai được xem là thủ phủ chăn nuôi của cả nước với 1,5 triệu con heo và 15,5 triệu gia cầm; tỷ lệ chăn nuôi trang trại với quy mô lớn theo hướng công nghiệp chiếm khá cao (toàn tỉnh hiện có 2.208 trang trại heo, chiếm gần 70% trên tổng đàn; gà có 464 trang trại, chiếm 87% trên tổng đàn).

Tỉnh cũng đã hình thành được các chuỗi liên kết khép kín từ khâu giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ với sự tham gia của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chăn nuôi theo liên kết chuỗi giá trị hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa được tháo gỡ như chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, do đó gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết.

Các chế tài ràng buộc sự liên kết còn lỏng lẻo, quy mô hẹp, mới dừng ở mức độ mô hình; một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và chia sẻ lợi ích với người chăn nuôi, đó là lý do khiến cho tính liên kết thiếu bền vững.

Bên cạnh đó, chăn nuôi an toàn có nguồn gốc đang phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc có mặt tràn lan trên thị trường, không cạnh tranh được giá bán, do vậy, sản lượng tiêu thụ còn thấp, chưa tạo hiệu quả kinh tế.

Thị trương tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Việc tiếp cận nguồn thông tin thị trường còn hạn chế, tiêu thụ sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian đã đẩy giá bán sản phẩm lên cao, chưa kể người sản xuất còn bị thương lái ép giá bán. Đồng thời việc khai thác thị trường trong nước và quốc tế còn yếu, nhất là thị trường xuất khẩu.

Các đại biểu cũng cho rằng, cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp, thương lái, trang trại vi phạm trong việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, qua đó làm trong sạch môi trường chăn nuôi hiện nay.

Tại hội thảo lần này, Công ty TNHH San Hà (SanHaFoods), đơn vị chuyên cung cấp thịt gia cầm tươi sống, đông lạnh và chế biến có trụ sở quận 8, TP.HCM đã ký kết liên kết tiêu thụ sản phẩm với một số trang trại của Đồng Nai.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước cũng đã ký kết hợp tác với một số đơn vị trong ngành chăn nuôi.   


Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, Khánh Hòa Tiếp Tục Thực Hiện Dự Án “Thu Thập Số Liệu Cá Ngừ Tại Việt Nam” Năm 2015, Khánh Hòa Tiếp Tục Thực Hiện Dự Án “Thu Thập Số Liệu Cá Ngừ Tại Việt Nam”

Cùng với việc khảo sát và đánh giá nguồn lợi hải sản xa bờ, dự án tập trung vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết của mỗi quốc gia trong việc quản lý nghề cá xa bờ, nhất là quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương; góp phần nâng cao trách nhiệm của các nước và các tổ chức trong khu vực để cùng tham gia quản lý nguồn lợi xa bờ.

02/03/2015
Nuôi Thủy Đặc Sản Thu Nhập Cao Nuôi Thủy Đặc Sản Thu Nhập Cao

Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm KN và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

02/03/2015
Cà Mau Phấn Đấu Tăng Sản Lượng Thủy Sản Cà Mau Phấn Đấu Tăng Sản Lượng Thủy Sản

Bên cạnh mở rộng quy mô, ngành chuyên môn sẽ áp dụng các giải pháp đồng bộ để tăng năng suất tôm nuôi. Đồng thời, kết hợp nuôi đa con trên cùng một đơn vị diện tích. Địa phương có giải pháp bố trí, sắp xếp và tạo điều kiện phát huy lĩnh vực khai thác biển, nhất là khai thác xa bờ.

02/03/2015
Thiếu Nguyên Liệu Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu Thiếu Nguyên Liệu Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 150 - 160 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nhưng không dễ thực hiện vì thiếu nguồn nguyên liệu và giá cả không ổn định.

02/03/2015
Nuôi Gà Siêu Trứng Nuôi Gà Siêu Trứng

Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.

02/03/2015