Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Thương Hiệu Ghẹ Trà Cổ

Xây Dựng Thương Hiệu Ghẹ Trà Cổ
Ngày đăng: 15/01/2014

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...

Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học, ghẹ là một loài hải sản, phân bố hầu khắp các vùng biển nước ta, ở các độ sâu khác nhau. Phần lớn thời gian ghẹ ẩn nấp dưới cát hoặc bùn và kiếm ăn khi thuỷ triều lên với chủng loại thức ăn khá đa dạng, từ các động vật hai mảnh vỏ, cá, một số loại tảo lớn... Tuy nhiên, ghẹ không thể sống một thời gian dài thiếu nước, nhất là ghẹ non, không thích nghi với môi trường có độ mặn thấp kéo dài. Vì vậy, ghẹ thường di cư với số lượng lớn từ cửa sông ra biển trong mùa mưa.

Đánh giá trữ lượng và chất lượng ghẹ ở vùng biển Móng Cái phục vụ cho dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Ghẹ Trà Cổ”.

Dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên mà nước biển ở vùng biển Móng Cái có độ mặn cao hơn hẳn so với các vùng biển khác. Cũng vì thế, vùng biển này có một trữ lượng hải sản rất lớn, trong đó có ghẹ. Theo các ngư dân ở Trà Cổ, đánh bắt ghẹ là nghề truyền thống và là kế sinh nhai của rất nhiều người. Nghề khai thác ghẹ phát triển tập trung tại các xã, phường: Vĩnh Thực, Trà Cổ, Bình Ngọc, Hải Đông, Hải Tiến, Vạn Ninh. Hiện thành phố có 1.258 tàu, thuyền có công suất dưới 20CV, đánh bắt ghẹ quanh năm với các hình thức: Bằng lưới rê, lưới giã, lưới rùng, cào, lồng bẫy.

Sản lượng ghẹ khai thác gần bờ của các ngư dân ở đây khá lớn. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), bình quân, mỗi tàu, thuyền công suất nhỏ ở Móng Cái khai thác được khoảng 20kg/ngày và hoạt động 20 ngày/tháng. Theo đó, sản lượng ghẹ của cả thành phố khoảng 500 tấn/tháng, trên 6.000 tấn/năm.

Bên cạnh khai thác, đánh bắt tự nhiên, việc nuôi ghẹ thương phẩm, ghẹ giống mới cũng đã được thử nghiệm tại Móng Cái từ năm 2011 với 4 loài: Đốm, xanh, lửa và ba chấm trên quy mô 36ha, bằng 2 hình thức: Nhập ghẹ giống từ Hải Phòng và nuôi vỗ ghẹ óp, ghẹ nhỏ. Toàn bộ sản phẩm được các thương lái thu mua tại các bến cá hoặc tại nhà sau khi tàu cập bến với giá bình quân 70.000 đồng/kg. Khoảng 50% sản lượng ghẹ được xuất sang Trung Quốc, 50% còn lại được tiêu thụ tại TP Móng Cái.

Với sản lượng khai thác tự nhiên hàng năm quá lớn, lại sử dụng các ngư cụ đánh bắt tận thu như lưới rê có mắt lưới nhỏ trong một thời gian dài đã làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản nói chung và ghẹ nói riêng. Thị trường tiêu thụ ghẹ Móng Cái cũng chứa đựng nhiều rủi ro, phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách giao thương của Trung Quốc, lượng du khách đến…

Để phát triển nghề khai thác ghẹ ở Móng Cái một cách bền vững, trên cơ sở bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và nâng cao đời sống của ngư dân, tỉnh và thành phố đã xác định ghẹ là một trong những sản phẩm cần xây dựng và phát triển thương hiệu trong lộ trình đến năm 2015 của tỉnh.

Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Ghẹ Trà Cổ” cho sản phẩm ghẹ của TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh” đã được giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) chủ trì thực hiện trong thời gian 18 tháng (từ tháng 12-2013 đến tháng 6-2014). Hiện đơn vị chủ trì thực hiện dự án đã hoàn tất các bước: Thiết kế, lựa chọn mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Ghẹ Trà Cổ”; xây dựng, phổ biến quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận… để tiến tới hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm ghẹ Trà Cổ trong nay mai.


Có thể bạn quan tâm

Cần Lời Giải Cho Phát Triển Cây Nha Đam Cần Lời Giải Cho Phát Triển Cây Nha Đam

Được biết, cây nha đam bắt đầu được trồng ở tỉnh từ khoảng năm 2002. Đến nay, tổng diện tích nha đam toàn tỉnh trên 260 ha, tập trung chủ yếu ở 2 phường Văn Hải và Mỹ Bình (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm).

03/12/2013
Rau Trái Vụ Ở Ngoại Thành Hà Nội Hướng Sản Xuất Mới Rau Trái Vụ Ở Ngoại Thành Hà Nội Hướng Sản Xuất Mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân và ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã triển khai thí điểm trồng rau trái vụ tại một số huyện ngoại thành. Các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng sản xuất mới, giúp các địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí nông thôn mới.

25/12/2013
Vòng Quay Của Đất Đạt 3,72 Vòng/năm Vòng Quay Của Đất Đạt 3,72 Vòng/năm

Năm 2014, kế hoạch gieo trồng của huyện Chợ Mới khoảng 78.800 héc-ta lúa, màu. Huyện sẽ tập trung xuống giống dứt điểm vụ đông xuân trong tháng 12; cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, nhân rộng mô hình “Cánh đồng mẫu”; các địa phương nhanh chóng lên kế hoạch xả lũ, nạo vét kênh...

03/12/2013
Các Mô Hình Do Dự Án VAC Xây Dựng Đều Có Thể Nhân Rộng Các Mô Hình Do Dự Án VAC Xây Dựng Đều Có Thể Nhân Rộng

Đây sẽ là nguồn thu nhập lâu dài của các hộ tham gia dự án và là nơi tham quan học tập nghề vườn ở mỗi địa phương. Hiện có khoảng 780 hộ bước đầu có thu nhập hơn 700 triệu đồng từ vật nuôi và CAQ.

25/12/2013
Năng Suất Lạc Đông Giảm Năng Suất Lạc Đông Giảm

Những ruộng lạc đã đến kỳ thu hoạch ở xã Diễn Thịnh - vùng trồng lạc tập trung của huyện Diễn Châu (Nghệ An) phủ một màu đen héo úa. Vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân không phấn khởi vì lạc bị giảm năng suất so với mọi năm...

03/12/2013