Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam bắt đầu từ đâu

Việt Nam hiện xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, nhưng khi ra nước ngoài rất ít người có thể nhận ra hạt gạo của Việt Nam, trong khi đó, lại dễ dàng nhận biết gạo Ấn Độ, gạo Thái Lan.
Tạo ra sự khác biệt của hạt gạo để bán được giá - đó là kinh nghiệm mà Thái Lan - một cường quốc về xuất khẩu gạo đã chia sẻ trong Hội thảo xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam diễn ra sáng 22/9.
Hội thảo do Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT phối hợp với nhóm liên kết nông nghiệp và thị trường các thành phố châu Á tổ chức. Hội thảo cũng là sự khởi động của đề án xây dựng thương hiệu lúa gạo tầm nhìn đến năm 2030.
Mùi thơm như mùi lá dứa và hoa nhài, logo hình tròn màu xanh lá cây được cấp bởi Chính phủ - đây là những dấu hiệu nhận biết của thương gạo Thái Thai Hom Mali, giúp người tiêu dùng toàn cầu nhận ra loại gạo này giữa nhiều loại gạo khác.
Hiện 1 tấn gạo Thái có giá 1.000 USD/tấn, giá bán lẻ phải từ 10 USD/kg trở lên, còn nếu giá thấp hơn được cảnh báo là hàng giả. Trong khi đó, gạo Việt Nam chưa có nhận diện thương hiệu, mới đây nhất kí hợp đồng với Philipine chỉ được hơn 400 USD/1 tấn gạo.
Theo các chuyên gia, vướng mắc lớn nhất khi xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chính là ở khâu giống. Hiện có rất nhiều giống của các doanh nghiệp, mặc dù có phẩm chất khác biệt nhưng lại khó có quy mô lớn, ổn định sản lượng lâu dài và nhanh chóng bị thoái hóa.
Đề án xây dựng thương hiệu lúa gạo tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 5 là cơ sở quan trọng để những nút thắt được tháo gỡ.
Xung quanh vấn đề: Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Made in Việt Nam nên bắt đầu từ đâu? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Đức Huấn - Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã có bước phát triển ổn định. Nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất được xây dựng, triển khai, nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Nhờ được bố mẹ chồng truyền kinh nghiệm nên chị nắm rất rõ những loại rau rừng cần hái. Theo chị Tiến, rau và lá rừng có hàng chục loại khác nhau nên người hái phải nắm vững từng loại nếu không sẽ nhầm. Với rau rừng, ngon nhất là rau bướm, rau dớn, rau chọi, rau cu, rau sân...

Sáng nay (3/3), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra việc phối hợp triển khai mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ giữa các hộ dân với doanh nghiệp tại huyện Vũ Quang.

Học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ bạn bè, người quen, bắt đầu từ đồng vốn ít ỏi, từng bước phát triển mô hình kinh tế trang trại với cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn - đó là bí quyết làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp của đoàn viên Lê Anh Tuấn (xóm 6, xã Sơn Quang, Hương Sơn).

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.