Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam thắng nhờ nông nghiệp
Nhờ đó, từ một xã nghèo khó, Đại Cường đã cán đích NTM đúng hẹn.
Xây dựng các vùng chuyên canh
Ông Trần Quốc Đạt – Chủ tịch UBND xã Đại Cường cho biết, Đại Cường là vùng trũng thấp lụt, người dân chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp.
Vào năm 2011, Đại Cường được chọn làm xã điểm xây dựng NTM.
Các cấp chính quyền địa phương xác định, muốn làm NTM thành công phải dựa vào nông nghiệp để làm đòn bẩy cho tiến trình phát triển.
Vì vậy, chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai công tác quy hoạch, xây dựng đề án NTM, đề án phát triển sản xuất để góp phần nâng thu nhập cho nhân dân.
Theo ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Cường, từ Đề án phát triển sản xuất đã được phê duyệt, xã đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tạo giá trị, hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích.
Hiện nay, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm trên địa bàn toàn xã trên 1.000ha, trong đó diện tích sản xuất lúa là 330ha, còn lại là sản xuất các loại cây hoa màu.
“Sau khi đề án phát triển sản xuất được phê duyệt, Đại Cường tập trung quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, các cánh đồng chuyên canh cây lúa và hoa màu.
Xã xây dựng 4 cánh đồng mẫu trên đất lúa với diện tích 150ha để sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa với gần 300 hộ tham gia.
Việc nông dân mạnh dạn tham gia sản xuất lúa giống đã giúp cho họ có thêm thu nhập ổn định hơn so với làm lúa thường.
Bình quân sản xuất lúa giống cho năng suất 70 tạ/ha, có nơi đạt 75-80 tạ/ha, nhờ đó, thu nhập của bà con tăng lên đáng kể…” – ông Phương chia sẻ.
Thu nhập trên 200 triệu đồng/ha
Qua 5 năm triển khai chương trình, Đại Cường đã huy động gần 50 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó nhân dân đóng góp gần 8 tỷ đồng.
Đến nay, Đại Cường đã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí NTM.
Theo ông Đạt, bên cạnh việc ưu tiên quy hoạch các cánh đồng sản xuất lúa giống, địa phương đã khuyến khích nhân dân tại các thôn 8, 9 và 10 (có lợi thế phát triển cây hoa màu) xây dựng các mô hình sản xuất như mô hình trồng đậu xanh, trồng bắp, trồng dưa… Các mô hình trồng thâm canh, xen canh, gối vụ cho hiệu quả kinh tế cao, từ 150 – 200 triệu đồng/ha/năm.
Ông Lê Thanh Bình – Bí thư kiêm trưởng thôn 10 cho biết, toàn thôn có 168 hộ, đất canh tác chủ yếu là đất hoa màu, với diện tích hơn 120ha.
Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như ớt, thuốc lá, đậu các loại, rau sạch… Bình quân mỗi sào cho thu nhập từ 10-12 triệu đồng/năm (200 – 220 triệu đồng/ha/năm).
“Ngoài trồng hoa màu, nhiều hộ nông dân ở thôn đã tập trung trồng cây chuối tiêu (chuối đặc sản của xứ Quảng, với diện tích gần 20ha) thu nhập 30 triệu đồng/sào/năm (600 triệu đồng/ha/năm).
Bên cạnh đó, thôn 10 cũng là địa phương có phong trào chăn nuôi bò lai khá hiệu quả, có 99% số hộ nuôi bò, với tổng đàn trên 650 con...
Nhờ biết cách làm ăn nên đời sống người dân trong thôn ngày một khấm khá, thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo chỉ còn 4 hộ (chủ yếu là hộ già neo đơn)…” – ông Bình chia sẻ.
Theo ông Phương, nhờ phát huy được thế mạnh sản xuất tập trung ở các cánh đồng mẫu trên đất lúa, đất màu mà thu nhập của người dân Đại Cường đã tăng từ hơn 16 triệu đồng/người (năm 2011) lên 23,5 triệu đồng/người (năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,39% (năm 2011) xuống còn 3,5% trong năm 2015...
Có thể bạn quan tâm
Nuôi tôm nước lợ là một trong những nhóm đối tượng chủ lực đã được xác định của Ngành thủy sản Việt Nam. Xu hướng phát triển của ngành tôm thế giới cũng đi theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm đạt hiệu quả về năng suất và đảm bảo chất lượng. Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc là đơn vị đã và đang ứng dụng nhiều công nghệ vượt trội trong lĩnh vực này.
Đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã khiến huyện Bảo Yên (Lào Cai) thiệt hại 720 ha ngô. Trong đó: 481,2 ha ngô bị thiệt hại từ 30% - 70%; 238,8 ha ngô bị thiệt hại trên 70%. Các xã có diện tích bị thiệt hại nhiều là: Điện Quan (90,4 ha), Kim Sơn (86,8 ha), Bảo Hà (91 ha), Việt Tiến (33 ha)…
Đến nay, năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều gia tăng và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nhằm chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa lớn để hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.
Ngày 23/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã nhập gần 30 triệu giống cây các loại.
Do tình hình thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ lúa Hè Thu, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ được 298.857 ha, đạt 99,23% kế hoạch, đã thu hoạch được 87.845 ha, đạt 29,39% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha.