Xây dựng mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông

Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ, sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, độ mặn từ 5 - 35‰. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng...
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2015, vừa qua Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Trà Vinh đã triển khai mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông cho Tổ hợp tác nuôi hàu ở ấp Tân Khánh, xã Long Khánh, huyện Duyên Hải do anh Mai Văn Hưng làm chủ nhiệm.
Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư hỗ trợ 30% giá trị làm bè diện tích 200m2, bề ngang 5m, dài 40m tương đương 60 triệu đồng; 100% chi phí tập huấn, tham quan, hội thảo.
Ước tính sau 18 tháng nuôi, với diện tích 200m2 thu trên 20 tấn hàu với giá hiện nay 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí thu lợi nhuận trên 12 triệu đồng.
Giàn (bè) có thể sử dụng từ 5 - 7 năm.
Đây là đối tượng nuôi mới góp phần đa dạng hóa con nuôi, tận dụng mặt nước trên sông, đặc biệt là vùng ven sông của rừng ngập mặn giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Qua các lớp tập huấn, bà con được các chuyên gia cung cấp một số kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất cà phê. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là để biết được đất trồng có phù hợp với cây cà phê hay không thì cần phải mang đi xét nghiệm. Sau một thời gian, bà con được hướng dẫn cách bón phân dựa trên kết quả xét nghiệm đất như bổ sung phân chuồng, vi lượng... và phương pháp bón phân cũng rất khác so với làm thông thường.

Với ngư trường rộng và thuận lợi, thêm vào đó là kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng hải sản lâu đời của người dân, Quảng Ninh là địa bàn có sản lượng thuỷ sản cao. Tuy nhiên, hiện nay không ít các đơn vị chế biến thuỷ sản trên địa bàn lại khó mua nguyên liệu ngay trên “sân nhà”. Việc này đã khiến cho hầu hết các đơn vị này chỉ hoạt động được hơn 40% công suất.

Điện Biên có ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hàng nông sản. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào cánh thương lái, tư nhân thu mua nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề tìm “đầu ra” cho nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá” luôn là “bài toán” khó với nông dân Điện Biên.

Đối với những hộ nông dân xã Chiềng Đông, quanh năm lam lũ trồng lúa, cây ngô, cây sắn thì đây là lần đầu áp dụng hình thức chăn nuôi bán công nghiệp nên không ít bỡ ngỡ. Với tổng số tiền 270 triệu đồng dành cho mô hình, Trạm đã cấp 2.000 con gà giống; mỗi hộ được cấp 50 con gà giống (nhập từ Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên), 40 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, thức ăn cám công nghiệp, thuốc và vắc xin phòng bệnh.