Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng
Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.
Dự án được thực hiện trong 24 tháng, có 72 hộ tham gia, với tổng diện tích 27,5ha, tại 8 ấp của xã Sơn Định.
Kết quả, Dự án đã đạt các mục tiêu đề ra, đã tổ chức cho 2 cán bộ và 4 tổ trưởng tham gia đào tạo về kỹ thuật và các giải pháp khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng tại Trường Đại học Cần Thơ.
Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm còn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các hộ thực hiện mô hình và các hộ trồng sầu riêng lân cận. Qua đó, nông dân yên tâm sản xuất, năng suất, phẩm chất trái luôn ổn định đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha, tình trạng sượng trái giảm đáng kể.
Cụ thể, vườn của ông Huỳnh Văn Ngợi, trước đây tỷ lệ sượng trái trên 50%, sau khi tham gia Dự án và thực hiện đúng qui trình kỹ thuật theo hướng dẫn, tỷ lệ sượng trái giảm còn dưới 3%.
Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm
Măng tây xanh là cây trồng cần có ánh nắng toàn phần, sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu khó tính
Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C)
Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.
Nên sử dụng các loại phân bón chậm tan. Phân chậm tan sẽ làm giảm thất thoát do chậm tan hơn và chậm bốc hơi hơn. Bón phân urea chậm tan có thể tiết kiệm được 20 - 25% so với bón phân đạm thông thường