Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng

Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.
Dự án được thực hiện trong 24 tháng, có 72 hộ tham gia, với tổng diện tích 27,5ha, tại 8 ấp của xã Sơn Định.
Kết quả, Dự án đã đạt các mục tiêu đề ra, đã tổ chức cho 2 cán bộ và 4 tổ trưởng tham gia đào tạo về kỹ thuật và các giải pháp khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng tại Trường Đại học Cần Thơ.
Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm còn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các hộ thực hiện mô hình và các hộ trồng sầu riêng lân cận. Qua đó, nông dân yên tâm sản xuất, năng suất, phẩm chất trái luôn ổn định đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha, tình trạng sượng trái giảm đáng kể.
Cụ thể, vườn của ông Huỳnh Văn Ngợi, trước đây tỷ lệ sượng trái trên 50%, sau khi tham gia Dự án và thực hiện đúng qui trình kỹ thuật theo hướng dẫn, tỷ lệ sượng trái giảm còn dưới 3%.
Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá.
Related news

Ngày 25/8/2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản chính thức có hiệu lực. Đây được xem là cú hích cho ngành thủy sản cả nước trong đó có Quảng Trị. Tuy nhiên, hiện nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh đang băn khoăn lo lắng mình không nằm trong danh sách được ưu tiên vay vốn đóng tàu vì chỉ tiêu phân bổ quá ít.

Đến nay, đã có 15 Khu bảo vệ thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, với tổng diện tích mặt nước được bảo vệ trên 430 ha. Theo đó, trong các khu bảo vệ thủy sản, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các công trình sản xuất kinh tế… làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và môi trường thuỷ sinh của vùng đầm phá.

Chỉ thị nêu rõ, nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá rừng phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm.

Trung bình mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô có từ 30 – 40 lao động, có hôm cá nhiều lượng lao động tăng lên hơn 50 lao động/cơ sở chế biến. Trung bình mỗi lao động một ngày có thu nhập từ 150.000 - 170.000 đồng, nhiều hôm tăng ca mỗi người có thể thu nhập hơn 200.000 đồng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.