Xã vùng cao Đông Tiến chú trọng các giống mới sản xuất vụ hè thu

Trong vụ hè thu này, toàn xã Đông Tiến sẽ xuống giống khoảng 640 ha. Đến thời điểm này toàn xã xuống giống được hơn 382 ha. Trong đó lúa nước hơn 36 ha, 8 ha còn lại đang chờ nước từ các công trình thủy lợi để tiếp tục xuống giống. Bên cạnh đó bà con đã xuống giống 50 ha đậu, mè các loại và hơn 320 ha giống bắp lai. Theo dự kiến đến cuối tháng 7 này, bà con sẽ xuống giống tất cả diện tích đất sản xuất các loại.
“Sản xuất hè thu là vụ chính của bà con đồng bào vùng cao, vì thế công tác tập trung chăm sóc các cây trồng được chính quyền địa phương chú trọng đầu tư, quan tâm hỗ trợ. Chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ miền núi ứng trước cho gần 167 hộ đăng ký tham gia sản xuất. Trung tâm đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để bà con sản xuất kịp thời vụ, nhất là các hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công”, ông K’ Văn Gòn – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Đông Tiến cho biết.
Trong vụ hè thu này, địa phương đã hướng dẫn bà con mạnh dạn chuyển đổi các giống mới để sản xuất, nhất là các giống bắp lai DK 6919, VN 888, NK 67, VN 8960, CP888…
Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện và tỉnh, hiện nay đang mùa mưa, thời tiết có nhiều thay đổi, làm cho tình hình dịch bệnh dễ xuất hiện và gây hại, vì thế bà con cần quan tâm theo dõi thường xuyên diện tích các loại cây trồng, để khi phát hiện bệnh, có biện pháp phòng trừ kịp thời, hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây nên.
Những ngày cuối tháng 7, đứng giữa khu đất cao của trung tâm UBND xã Đông Tiến, nhìn đâu đâu cũng thấy một màu xanh trải dài theo các triền đồi. Cùng với sự chuyển đổi các giống mới vào sản xuất như cây bắp lai, lúa nước và các loại cây màu khác, hy vọng sẽ mang đến nhiều niềm vui cho bà con đồng bào vùng cao trong vụ sản xuất hè thu 2015.
Những năm gần đây, xã vùng cao Đông Tiến có nhiều chuyển biến trong sản xuất. Nhờ chính sách quan tâm đầu tư phát triển của tỉnh về các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào miền núi. Từ đó tạo đà cho sự thay đổi kinh tế vùng khó khăn ở xã miền núi nơi đây. “Hiện địa phương đang tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho bà con đồng bào tiếp cận với thị trường, dịch vụ, tìm đầu ra ổn định cho nông sản, hạn chế tình trạng tư thương ép giá… Từ đó làm nền tảng góp phần giảm hộ nghèo ở địa phương, nâng cao và ổn định cuộc sống bà con”, ông K’ Văn Gòn – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Đông Tiến nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, sản phẩm cá thát lát Hậu Giang phải được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đáp ứng được các tiêu chí gồm thớ thịt có màu trắng trong tự nhiên, thịt dai, cơ thịt mịn, săn chắc. Cá thát lát là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang được xem là ngon nhất khu vực ĐBSCL với nhiều cách chế biến như chả cá thát lát nấu canh, cá thát lát chiên muối sả…

Đây là chính sách tái cấp vốn đặc biệt, với lãi suất áp dụng là 0%/năm. Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn tự động hàng năm với tổng thời gian là 3 năm. Mức tái cấp vốn được xác định tương ứng với số tiền tổ chức tín dụng đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng.

Năm ngoái, XK hồ tiêu của nước ta đã đạt gần 1 tỷ USD. Năm nay, đến thời đểm này, tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng có thể nói, ngành hồ tiêu đã chạm mốc XK 1 tỷ USD.

Anh Hạ Quốc Thắng, ở ấp 5, xã Hòa An (Phụng Hiệp, Hậu Giang) chất 400 chai meo rơm cho biết: Hơn 10 ngày trước, nấm được thu mua tại ruộng với giá 43.000 – 50.000 đ/kg, có lúc tăng đến 60.000 đ/kg. Tuy nhiên, hiện lượng nấm được trồng không còn nhiều nhưng giá lại giảm mà lại còn khó bán hơn trước.

Quỹ Phát triển KH-CN, Sở KH-CN Đồng Nai dự kiến sẽ dành 10 tỷ đồng mỗi năm cho nông dân, doanh nghiệp vay không lãi suất.