Vượt chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
- Từ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương; chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự tham gia phối hợp tích cực của các sở, ngành tỉnh, địa phương và sự chung tay góp sức của người dân, kết thúc giai đoạn 1 (2011-2015) thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Hậu Giang đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như:
Có 1 đơn vị cấp huyện (thị xã Ngã Bảy) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, 12/54 xã (chiếm 22,22%) được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh cũng như của Chính phủ đề ra (chỉ tiêu 20% tổng số xã); các xã còn lại đạt từ 5 tiêu chí trở lên.
Nét nổi bật của Hậu Giang trong quá trình xây dựng NTM thời gian qua là gì, thưa ông ?
Hậu Giang đã và đang nhân rộng nhiều mô hình cho thu nhập cao trong xây dựng NTM.
- Trước tiên, công tác tuyên truyền, vận động được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp phát động bằng nhiều phong trào thiết thực, từ đó, cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân đã hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình và có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong tham gia xây dựng NTM.
Song song đó, sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, cùng với sự linh hoạt, sáng tạo trong lồng ghép các nguồn vốn của các ngành, các cấp, sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và người dân cùng tham gia xây dựng NTM nên cơ sở hạ tầng nông thôn Hậu Giang đã thay đổi rất rõ nét.
Điển hình là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi,...
được đầu tư ngày một khang trang; hiện thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn của Hậu Giang đạt 28,17 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22,80% năm 2010 còn 6,23% vào năm 2015.
Đặc biệt, nhiều địa phương đã xây dựng được những mô hình hiệu quả, cách làm hay đã góp phần giúp tỉnh hoàn thành kế hoạch trong xây dựng NTM.
Tiêu biểu như: Mô hình xóa trắng ấp nghèo của xã Đại Thành, Tân Thành và xã Đông Phú; mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa ở xã Vị Thanh và Trường Long Tây; mô hình trồng thâm canh cam sành theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, mô hình trồng cam sành và chanh không hạt theo hướng VietGAP ở xã Tân Thành và Đông Thạnh; mô hình con đường đẹp với hàng rào cây xanh, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch đẹp ở xã Vị Thắng và Tân Thành; mô hình “Cổng rào an ninh trật tự”, “Diễn đàn công an cơ sở lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân”, “Tự phòng, tự quản” ở ấp Đông An 2, xã Tân Thành; “Treo đèn ngoài ngõ” giữ gìn an ninh trật tự ở ấp Mái Dầm, xã Đại Thành...
Để có được những thành tựu nổi bật trên, theo ông, nguyên nhân từ đâu ?
- Trước hết là sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh.
Bên cạnh đó, trong tổ chức bộ máy các cấp đều có phân rõ vai trò, trách nhiệm của từng thành viên.
Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các cấp tập trung lập đồ án quy hoạch và đề án xây dựng xã NTM, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai thực hiện; thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đúc kết kinh nghiệm để chỉ đạo,...
nhờ vậy, kết quả thực hiện chương trình đạt và vượt kế hoạch.
Ngoài ra, sự quan tâm, phối hợp của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh trong việc xây dựng, hướng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí NTM; có nhiều phong trào phát động của Mặt trận, các hội, đoàn thể các cấp về xây dựng NTM được nâng lên về số lượng và chất lượng.
Cùng với đó, sự quyết tâm cao và chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm của cấp ủy, chính quyền của các huyện, thị xã, thành phố và ban chỉ đạo, ban quản lý các xã, ban phát triển ấp tạo sự đồng lòng chung sức của quần chúng nhân dân.
Kế hoạch và giải pháp xây dựng NTM trong thời gian tới được Ban chỉ đạo tỉnh đề ra như thế nào, thưa ông ?
- Bước sang giai đoạn 2 (2016-2020) của Chương trình xây dựng NTM, Hậu Giang ngoài việc củng cố và nâng chất 1 đơn vị cấp huyện và 12 xã đạt chuẩn NTM thì tỉnh còn đặt ra mục tiêu phấn đấu có thêm 1 đơn vị cấp huyện và 16 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Để đạt mục tiêu trên, giải pháp mà Ban chỉ đạo tỉnh đề ra là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xem đây là giải pháp quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương.
Từ đó, nhằm nâng cao hơn nữa ý thức, tính tự giác cho cán bộ và nhân dân; phát huy tối đa vai trò chủ thể của dân trong tham gia xây dựng NTM.
Trong 19 tiêu chí, sẽ tiến hành phân lập rõ từng nhóm tiêu chí: Nhóm đầu tư cơ sở hạ tầng, nhóm nâng cao đời sống nhân dân, nhóm hoàn thiện hệ thống chính trị củng cố quốc phòng - an ninh, nhóm môi trường...
trên cơ sở đó xây dựng lộ trình bước đi thích hợp để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí.
Sắp xếp hoàn thiện bộ máy các cấp, tăng cường các đề tài khoa học về NTM, nhân rộng các mô hình hiệu quả, tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao nội dung, chất lượng chương trình.
Và khẩu hiệu mà Hậu Giang triển khai xây dựng trong 5 năm tới là “Thống nhất - tự giác - hợp tác - phát triển”...
Xin cảm ơn ông !
Có thể bạn quan tâm
Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị XK. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù được xem là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, nhưng nghề làm cá cơm ở làng chài Mũi Né (TP Phan Thiết) đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự vất vả của nghề, đầu ra thì bấp bênh, thiếu vốn đầu tư và nguồn lợi thủy sản đang ngày dần cạn kiệt. Làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một nếu không có biện pháp kịp thời.
Tính đến hết tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường XK đơn lẻ hàng đầu trong khối, duy nhất giá trị XK sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7% so với cùng kỳ năm 2014.
QI/2015 XK cá ngừ của Việt Nam giảm mạnh phần lớn do giá thế giới xuống thấp cộng với nhu cầu thị trường yếu. Sang đến QII, XK sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng XK cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị đạt trên 187,2 triệu USD.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (gọi tắt là EEU) đã được Thủ tướng 5 nước thành viên ký kết ngày 29-5-2015. Theo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra, EEU sẽ mở đường cho cá tra của tỉnh vào thị trường các nước này ngày một nhiều hơn.