Vùng nuôi tôm hùm xuất hiện tảo độc

Kết quả cho thấy, các thông số lý, hóa, chất lượng nước như pH, độ mặn…đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp để nuôi tôm. Tuy nhiên, mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số đều thấp hơn giá trị giới hạn cho phép.
Cụ thể, tại vùng nuôi Xuân Phương (TX Sông Cầu), An Hòa (Tuy An) chất lượng môi trường nước đều phù hợp nuôi tôm hùm. Riêng thủy vực nuôi tại Xuân Thịnh, Xuân Thành (TX Sông Cầu) đã xuất hiện một số loại tảo độc có thể gây ảnh hưởng đến tôm hùm nuôi.
Vì vậy khuyến cáo người nuôi cần thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm nuôi có biểu hiện hoạt động kém, ức chế hô hấp…
Mặt khác, người nuôi nên thu gom và xử lý chất thải đúng nơi quy định nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm thủy vực và ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc do ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi.
Bên cạnh đó các vùng nuôi chủ động quản lý thức ăn tôm không để dư thừa, bổ sung định kỳ vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm nhằm tăng cường sức đề kháng.
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục người hì hục len lỏi vào các khu rừng thốt nốt để đào bới tận gốc. Cây ngã xuống, có người khác bao bọc rễ cẩn thận, chuyển lên xe kéo ra đường chính...

Theo ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã có quy hoạch mở rộng vùng trồng quế lên 25.000ha từ nay đến năm 2025, tăng gấp 2,5 lần diện tích quế hiện nay.

Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hình thức nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa thời gian qua phát triển tương đối ổn định, thể hiện tính bền vững, hiệu quả, tăng trưởng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng.

Gà thả vườn là sản phẩm có ưu thế sẽ tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ với gà ngoại nhập trong hiện tại và tương lai.

Gia hạn thời gian cho vay tạm trữ thóc gạo là một trong những giải pháp được Chính phủ triển khai nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gạo những tháng cuối năm.