Vùng nuôi tôm hùm xuất hiện tảo độc
Kết quả cho thấy, các thông số lý, hóa, chất lượng nước như pH, độ mặn…đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp để nuôi tôm. Tuy nhiên, mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số đều thấp hơn giá trị giới hạn cho phép.
Cụ thể, tại vùng nuôi Xuân Phương (TX Sông Cầu), An Hòa (Tuy An) chất lượng môi trường nước đều phù hợp nuôi tôm hùm. Riêng thủy vực nuôi tại Xuân Thịnh, Xuân Thành (TX Sông Cầu) đã xuất hiện một số loại tảo độc có thể gây ảnh hưởng đến tôm hùm nuôi.
Vì vậy khuyến cáo người nuôi cần thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm nuôi có biểu hiện hoạt động kém, ức chế hô hấp…
Mặt khác, người nuôi nên thu gom và xử lý chất thải đúng nơi quy định nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm thủy vực và ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc do ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi.
Bên cạnh đó các vùng nuôi chủ động quản lý thức ăn tôm không để dư thừa, bổ sung định kỳ vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm nhằm tăng cường sức đề kháng.
Related news
Ngày 27/5, ông Lê Hoàng Ngọc, Chủ tịch UBND xã An Chấn (Phú Yên) cho biết, hơn 17,8 triệu con ốc hương của 14 hộ dân trong xã thả nuôi từ 2 đến 7 tháng tuổi tại khu vực Hòn Chùa đã bị chết, ước thiệt hại 1,2 tỉ đồng.
Theo Sở Công Thương An Giang, giá thu mua cá tra trên thị trường toàn tỉnh liên tục giảm đã kéo theo giá cá tra bột, cá tra giống giảm theo.
Theo định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT thì mục tiêu là thì tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% hiện nay lên 95%; đối với khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%; khâu chế biến từ 30% lên 80%.
Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ đã xây dựng được 3 điểm thí nghiệm bón bã bùn sấy khô với diện tích thực hiện khoảng 5.000m2/điểm.
Nông dân các tỉnh Bắc miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế đang thu hoạch bắp (ngô) vụ xuân năm 2012 với diện tích hơn 10.000 ha được xem là đượ mùa nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, giá bắp bán tại vườn chỉ bằng 1/2 so với vụ trước khiến nông dân thiệt hại nhiều tỷ đồng.