Vừng đen chống hạn đạt giá trị cao trên đất lúa thiếu nước
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng chống hạn nhằm tăng lợi nhuận và cải tạo đất trồng lúa, bà con nông dân xã Tường Sơn mạnh dạn tập trung trồng xen canh “2 vụ lúa, 1 vụ màu”. Trong đó, cây vừng được bà con nông dân ưa chuộng, bởi thời gian thu hoạch ngắn lại đạt năng suất cao, giá cả ổn định.
Chị Thái Thị Hằng ở xóm 5, xã Tường Sơn vụ Đông xuân năm nay trồng 4 sào vừng đen, cho biết: Giá vừng đang khá cao, đầu ra dễ khiến nông dân rất phấn khởi. Với hơn 10 năm kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật nên 1 sào vừng chị Hằng canh tác thường đạt từ 40-50 kg vừng hạt. Với giá 50.000 đồng/kg, 4 sào vừng của gia đình chị thu hoạch sau khi trừ chi phí, còn lãi trên 8 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Tường Sơn cho biết: Giá vừng ổn định hơn lúa, thường ở mức 40 - 42.000 đồng/kg, có thời điểm giá lên đến 50.000 đồng/kg. Toàn xã Tường Sơn có khoảng 5 ha diện tích trồng vừng. Việc áp dụng mô hình trồng lúa xen canh vừng vừa giúp tăng lợi nhuận, vừa giảm được chi phí ở vụ lúa sau vì thân và rễ của vừng để lại chất dinh dưỡng nên rất nhẹ phân, thuốc... Đặc biệt, đây là loại cây không chịu mưa hay nước nhiều nên rất phù hợp với việc chuyển đổi các loại cây trồng chống hạn.
Cây vừng phù hợp với đất lúa cao cưỡng ở Anh Sơn.
Theo người dân ở huyện Anh Sơn, cây vừng có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 75 ngày là cho thu hoạch. Đặc biệt, đây là loại cây không chịu mưa hay nước nhiều nên cần phải làm đất kỹ và bảo đảm thoát nước khi lượng nước tưới vào dư hoặc khi có mưa thất thường. Đặc điểm của cây vừng là không “kén” đất nên chỉ cần nông dân biết cách chăm sóc và chọn thời điểm gieo đúng thời tiết là cây vừng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
Hiện nay một số diện tích vừng vụ đông xuân của bà con nông dân xã Tường Sơn đang sắp cho thu hoạch. Sau khi thu hoạch xong bà con sẽ tiếp tục trồng vừng hoặc trồng ngô trên diện tích đất vừa canh tác.
Anh Sơn hiện có trên 60 ha đất cao cưỡng được người dân các địa phương chuyển đổi sang trồng vừng tập trung chủ yếu ở các xã Thọ Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn, Tường Sơn. Sản lượng bình quân mỗi vụ toàn huyện đạt 43 tấn. Trong điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nắng hạn gay gắt, cây vừng đang là lựa chọn giúp cho bà con sản xuất an toàn, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
3 năm qua, Hội ND và Sở Công Thương tỉnh Nghệ An đã phối hợp chỉ đạo xây dựng được 259 mô hình sản xuất, kinh doanh, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương.
“Ở cương vị là Chủ tịch hội mà mình không mạnh dạn làm mô hình phát triển kinh tế trước thì bà con sao nghe và làm theo...” - đó là chia sẻ của ông Trần Phi Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tỉnh Ninh Thuận là tâm điểm của đợt nắng hạn khốc liệt vừa qua. Nắng nóng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn gia súc của tỉnh.