Vụ nuôi tôm 2016 nhiều vùng nuôi chưa ổn định
Tôm bị bệnh ở lứa tuổi 10 - 25 ngày sau khi thả, xác định nguyên nhân ban đầu đa số bị bệnh hoại tử gan tụy cấp. Còn tại huyện Đông Hòa, vụ nuôi tôm năm nay, người dân đã thả giống khoảng 180ha, trong đó có khoảng 60ha nuôi tôm cao triều và có gần 30ha tôm nuôi bị bệnh.
Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên, hiện độ mặn tại một số vùng nuôi dao động từ 2 - 7‰, chỉ tiêu độ kiềm ở một số điểm thu mẫu thấp, chỉ tiêu PO4 vượt ngưỡng cho phép 8,75 lần... chưa phù hợp với nuôi trồng thủy sản.
Do đó, trung tâm khuyến cáo người nuôi thủy sản tại các vùng nuôi có độ mặn và độ kiềm thấp cần chờ thủy triều lên cao mới bơm nước vào ao. Đối với những ao đang nuôi có độ mặn, độ kiềm thấp, người nuôi cần bổ sung canxi chống hiện tượng mềm vỏ, tôm nuôi khó lột vỏ hoặc chậm cứng vỏ sau khi lột…
Có thể bạn quan tâm
Nhiều nông dân của tỉnh Trà Vinh hiện không còn đủ điều kiện vay vốn ngân hàng để tái vụ, trong khi con tôm tiếp tục chết và thời tiết tiếp tục bất lợi.
Giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre cao nhất trong vòng 2 năm qua nhưng người nuôi không có để bán vì tôm chết hàng loạt do độ mặn quá cao.
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, sẽ phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu, kinh doanh kháng sinh cấm tại các vùng nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, người nuôi cũng phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và phát triển bền vững. Theo đó nuôi tôm theo chuẩn VietGAP là xu thế tất yếu hiện nay.