Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Giá tôm cao vút, người nuôi tiếc rẻ khi không có hàng để bán

Giá tôm cao vút, người nuôi tiếc rẻ khi không có hàng để bán
Tác giả: Minh Giang
Ngày đăng: 13/04/2016

Hiện tại thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 300.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 250.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 100 con/kg giá 110.000 đồng/kg, loại 80 con/kg giá 120.000 đồng/kg…, tăng từ 25.000- 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ và cao nhất trong khoảng 2 năm qua.

Giá tôm tăng cao nhưng nhiều nông dân tại tỉnh Bến Tre không có tôm để bán. Ông Trần Văn Dũng (ngụ xã Bình Thới, Bình Đại, Bến Tre) vừa thả nuôi 2 ao tôm thẻ chân trắng với số lượng 200.000 con giống đã bị chết hàng loạt do độ mặn quá cao.

Ông Dũng cho biết: “Thấy giá tôm tăng nên tôi mạo hiểm thả nuôi khi độ mặn dưới ao khoảng 20‰. Khi đó tôm phát triển rất chậm đến 15 ngày thì chết hàng loạt nên lỗ gần 50 triệu đồng”. Theo ông Dũng, bây giờ phần lớn người nuôi tôm đang chờ cho độ mặn giảm, bớt dịch bệnh mới dám thả nuôi.

Một số hộ dân thấy tôm chết hàng loạt nên không dám mạo hiểm để thả nuôi. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, ngụ xã Thạnh Phước (Bình Đại, Bến Tre) tỏ ra tiếc nuối: “Giá tôm như hiện nay nếu nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ cần qua 2 tháng là có lời. Tuy vậy bây giờ chẳng có bao nhiêu hộ còn tôm lớn vì số đã chết non do nước mặn quá cao, số còn lại không dám thả giống”.

Ông Phạm Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước (Bình Đại, Bến Tre) cho biết: “Hiện tại độ mặn đã giảm nhưng cũng ở mức gần 20‰ nên con tôm khó phát triển. Vì vậy nhiều nông dân ở địa phương thả giống trong thời điểm này dễ bị thiệt hại do nắng nóng, độ mặn trong nước cao. Nông dân đang chờ mưa xuống mới dám thả giống nên tôm nguyên liệu khan hiếm, giá từ đó cũng tăng cao”.


Một số hộ cải tạo ao, chờ mưa xuống, độ mặn giảm mới thả giống.

Theo số liệu thống kê từ Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, hiện một số xã thuộc các huyện ven biển như: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú có diện tích tôm nuôi thiệt hại khoảng 40% diện tích, thậm chí tại xã An Nhơn (Thạnh Phú) diện tích tôm chết lên đến 60%. Dịch bệnh trên tôm đang bùng phát và lây lan trên diện rộng. Tôm chết trong giai đoạn từ 15 đến 40 ngày tuổi do bệnh đốm trắng, gan tụy cấp tính.

Ngành nông nghiệp địa phương đang khuyến cáo không nên thả giống ở vùng có độ mặn cao. Riêng các ao nuôi bị thiệt hại cần cải tạo kỹ, có thời gian cách ly trên 30 ngày và chờ môi trường ổn định mới thả giống. Nông dân không nên nôn nóng khi thấy giá tôm tăng cao tiếp tục thả giống sẽ rủi ro lớn khi độ mặn ở mức khá cao, dịch bệnh phức tạp.


Có thể bạn quan tâm

Hạn mặn tôm khan hiếm Hạn mặn tôm khan hiếm

Tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến diện tích nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân thời gian qua, đặc biệt là đối với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là lý do khiến lượng tôm cung cấp ra thị trường ngày càng trở nên khan hiếm, đẩy giá tôm lên cao, đặc biệt lại đang là thời điểm giao vụ.

12/04/2016
Cà Mau siết chặt quản lý tôm giống nhập tỉnh Cà Mau siết chặt quản lý tôm giống nhập tỉnh

Để đảm bảo con giống tốt phục vụ cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp các cơ quan quản lý kiểm dịch giống thuỷ sản các tỉnh có nhập tôm vào tỉnh Cà Mau siết chặt quản lý nguồn tôm giống.

12/04/2016
Niềm vui kép trên những con tàu khủng Niềm vui kép trên những con tàu khủng

Có thể nói Nghị định 67 đã thực sự “chắp cánh” cho ước mơ chinh phục vùng biển xa của ngư dân Quảng Bình. Vươn khơi trên những con tàu công suất lớn, ngư dân Quảng Bình không chỉ yên tâm đối mặt với gió to sóng lớn mà còn hoàn thành tốt sứ mệnh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

13/04/2016