Vụ cà phê buồn
Bởi sản lượng cà phê năm nay tiếp tục giảm mạnh.
Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp cây cà phê bị mất mùa.
Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất khu vực Tây Nguyên cũng như cả nước với khoảng 203.539 ha, tăng 1.539 ha so với năm trước, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 190.208 ha, tăng 1.117 ha so với năm trước.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng cà phê của tỉnh Đăk Lăk liên tục giảm dần.
Nguyên nhân là do diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng, trong khi việc thực hiện tái canh chậm.
Thêm vào đó là hạn hán xảy ra trên diện rộng, kéo dài khiến nhiều vườn cây xa nguồn nước bị khô héo, giảm năng suất… Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp cây cà phê bị mất mùa.
Theo dự báo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ 2015 – 2016, sản lượng cà phê cả nước ước giảm 20% so với niên vụ 2014 – 2015.
Tại Đăk Lăk, theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh, sản lượng niên vụ 2015 – 2016 cũng giảm khoảng 15 – 20% so với niên vụ trước.
Theo thống kê của Sở NN - PTNT, mùa khô năm nay có trên 40.000 ha cà phê trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, tập trung tại các huyện trọng điểm cà phê Krông Pắc, Ea H’leo, Krông Năng, Buôn Hồ, Cư M’gar…
Ông Nguyễn Văn Hải, xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, chia sẻ: "Nhà mình có 5 sào cà phê kinh doanh, năm nay sản lượng giảm mạnh do bất ổn về thời tiết, sâu bệnh…
Theo kinh nghiệm trồng cà phê của tôi thì nguyên nhân chính là do sau khi kết thúc niên vụ cà phê trước, ở Tây Nguyên thời tiết lạnh về đêm khiến cà phê bị rụng lá, hoa không nở hết, cộng với thời tiết ít mưa, lượng nước tưới không bảo đảm đủ 3 đợt, do vậy đã ảnh hướng đến tỷ lệ đậu quả...".
Không chỉ vậy, hiện nay phần lớn diện tích cà phê của tỉnh đã và đang bước vào thời “lão hóa” nên sản lượng, năng suất quả có dấu hiệu giảm dần theo từng niên vụ.
Đã vậy giá hồ tiêu đang tăng cao, chính là nguyên nhân khiến bà con nông dân nơi đây từng bước chặt bỏ cà phê để trồng hồ tiêu.
Do vậy sản lượng cà phê ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung tiếp tục giảm.
Ngoài ra, hiện nay giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên ở mức 35,7 - 36,3 triệu đồng/tấn.
Điều này khiến người trồng cà phê không có lãi, may ra chỉ đủ chi phí đầu tư, chăm sóc, thu hoạch.
Với giá này, giảm gần 1 triệu đồng/tấn so với giá cà phê nhân xô niên vụ 2012 -2013 (42,3-42,5 triệu đồng/tấn).
Bà Lê Thị Phượng, xã Hòa Đông, huyện Krông Păc chia sẻ: “Nhà mình có 2,5 ha cà phê đang thời kỳ kinh doanh năm thứ 12, sản lượng thu về dự kiến đạt 4 tấn nhân, giảm nhiều so với trước đây.
Do tình trạng thiếu nước kéo dài ở mùa khô vừa qua nên mình chỉ tưới được khoảng trên 50% lượng nước theo yêu cầu, cộng với cây cà phê đã già cỗi nên ảnh hưởng lớn đến sản lượng.
Trong khi giá cà phê hiện chỉ có 35,7 - 36,3 triệu đồng/tấn.
Có khả năng sau vụ thu hoạch này, gia đình tôi phải chuyển đổi cây trồng...".
Có thể bạn quan tâm
Tối 28.11, tại TP Pleiku, TƯ. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên năm 2015.
Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (NLTS) đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô và mức độ hiện đại. Tuy nhiên, so với khối lượng xuất khẩu nông sản ngày càng tăng, tốc độ gia tăng của chế biến vẫn còn rất hạn chế. Chính điều này đã làm nông sản Việt Nam mất giá
Từ thực trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu, sau 5 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang làm lúa chất lượng cao, rau an toàn, trồng rau sạch...
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NNPTNT, tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc BVTV sai cách khá nhiều, chủ yếu là do sử dụng quá liều, sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép hoặc không tuân thủ đúng thời gian cách ly…
Tổng kết kinh nghiệm sử dụng phân khoáng cho cây trồng được nêu tóm tắt theo những ý chính dưới đây: