Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

VN trúng thầu gần 1,5 triệu tấn gạo nông dân tiếc vì hết lúa

VN trúng thầu gần 1,5 triệu tấn gạo nông dân tiếc vì hết lúa
Ngày đăng: 10/10/2015

Nửa mừng, nửa tiếc

Ngày 8.10, theo ghi nhận của Dân Việt, nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không thật sự hào hứng khi đón nhận tin Việt Nam vừa trúng thầu xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo.

Anh Dương Văn Mến (ngụ Cái Bè, Tiền Giang) - thương lái thu mua lúa ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang cho rằng, thời điểm Việt Nam có thêm những hợp đồng xuất khẩu gạo mới cũng là lúc vụ thu đông trong nước sắp kết thúc, lượng lúa trên đồng không còn nhiều. Do đó, không nhiều nông dân hưởng lợi từ việc giá lúa tăng.

Rất nhiều nông dân khi nghe tin giá lúa tăng đã tiếc hùi hụi, vì đã bán lúa tươi trước đó vài ngày.

 

Gia đình ông Huỳnh Thanh Nhiên (xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) phơi lúa chờ bán.  

Hiện nông dân sản xuất lúa vùng ĐBSCL thường phải bán lúa tại ruộng ngay sau khi thu hoạch nên giá cả bấp bênh, không tận dụng được thời cơ khi thị trường chuyển biến tốt.

Do đó, nhiều hộ trồng lúa cũng như thương nhân thu mua lúa gạo như anh Mến luôn gặp khó khăn khi vào chính vụ.

“Mong thị trường lúa gạo sẽ “sáng sủa” cho tới vụ đông xuân sang năm, vì nhiều năm nay tiêu thụ lúa đông xuân rất khó khăn, ai cũng ngán” - anh Mến nói.

Trong khi đó, theo bà Hồ Ngọc Yến – cán bộ Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long, hiện  giá lúa thu đông (vụ 3) bán tại ruộng ở các huyện như Trà Ôn, Bình Tân ở mức từ 4.100- 4.300 đồng/kg lúa (tùy giống lúa, chất lượng hạt), tăng từ 100-200 đồng/kg so với tuần trước.

Ông Lê Văn Tính ngụ ở xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn cho biết: “5 công (5.000m2) lúa IR 50404 của tôi bị đổ nhiều do trời mưa, tưởng các thương lái không mua

. Ai ngờ, thấy giá tăng lên, họ đến nhà đòi đặt cọc trước tiền, khoảng 2 ngày nữa mới cắt. Nếu bán được giá 4.300 đồng/kg, tôi có thể lời hơn 1 triệu đồng/công”.

Theo ghi nhận của Dân Việt, hầu hết nông dân đều hy vọng giá thu múa lúa sẽ tăng, nhưng điều này phụ thuộc phần lớn vào các thương lái. Cũng như ở tỉnh Vĩnh Long, nhiều hộ dân ở Hậu Giang, An Giang đang  vô cùng phấn khởi. Ông Huỳnh Thanh Nhiên, ngụ ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho hay:

“Chúng tôi cũng không quyết định được giá bán tăng hay giảm, điều này hoàn toàn phụ thuộc  quyết định của các thương lái”.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Tân Châu (An Giang) thông tin, hiện giá lúa thường bình quân 4.100 đồng/kg; lúa Jasmine dao động từ 5.700-5.800 đồng/kg (tăng trung bình từ 200 – 300 đồng/kg), song thực tế nông dân cũng không còn nhiều lúa để bán.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng– Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang, việc Việt Nam trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia đã giúp cho nhiều nông dân phấn khởi hơn, tiếp tục thâm canh, canh tác, giữ được diện tích lúa của tỉnh.

Những hợp đồng xuất khẩu như thế này là những tín hiệu hết sức tích cực cho người trồng lúa miền Tây nói riêng và cả nước nói chung.

Còn bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết: “Vài tháng qua các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở An Giang đang trong tình trạng “bi đát”, giá trị cũng như sản lượng xuất khẩu gạo giảm liên tục.

Do đó các gói thầu bán gạo sang Philippines và Indonesia sẽ giúp cho các doanh nghiệp chế biến gạo  cải thiện tình hình hoạt động”.

Giá sẽ tốt lên

Về hợp đồng tập trung cung cấp 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, mức giá thỏa thuận không được tiết lộ.

Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Anh Tuấn cho hay, giá cung cấp gạo trong hợp đồng mới này khá tốt, cao hơn mức giá xuất khẩu trung bình của các doanh nghiệp trong nước hiện nay.

Ông Tuấn cho rằng, hợp đồng mới này đảm bảo giúp ổn định hoạt động thu mua, kinh doanh lúa gạo trong nước những tháng tới.

Trong số 1 triệu tấn gạo của hợp đồng mới này có 750.000 tấn loại 15% tấm và 250.000 tấn loại 5% tấm, giao hàng từ tháng 10 năm nay đến quý I.2016.

Giữa tháng 9 vừa qua, Việt Nam cũng đã trúng thầu gói 450.000 tấn gạo cung cấp cho Philippines với giá khá tốt, 426,6USD/tấn

. Hợp đồng này, dù số lượng không nhiều nhưng đã giúp khôi phục giá lúa gạo trong nước sau nhiều tháng ở mức thấp.

Ông Huỳnh Minh Huệ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng chung nhận định: Với những hợp đồng mới, dự báo trong 6 tháng tới, thị trường lúa gạo trong nước sẽ ấm dần lên, đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh lúa gạo có hiệu quả.

Ghi nhận của NTNN,  giá lúa gạo đã tăng khoảng 200 - 300 đồng/kg so với những tháng trước. Cụ thể, lúa IR 50404 tươi được thương lái mua giá 4.200-4.300 đồng/kg, tăng 100-200 đồng/kg.

Còn giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 được các doanh nghiệp xay xát, đánh bóng gạo tại Cái Bè (Tiền Giang) mua với giá 6.300-6.400 đồng/kg, tăng 150-200 đồng/kg. 

Sau khi trúng thầu hợp đồng cung cấp gạo cho Indonesia, giá chào xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở ĐBSCL đã nâng lên khoảng 10 USD/tấn.

Cụ thể, gạo 5% tấm hiện có giá 345-355 USD/tấn, giá FOB, giao hàng tại cảng Sài Gòn, tăng 3% so với mức giá 335 – 345USD/tấn hồi tuần trước. Gạo 25% tấm cũng tăng lên mức 330 – 340USD/tấn so với mức giá 325 – 330USD/tấn trước đó. 


Có thể bạn quan tâm

8 tháng khai thác trên 33.500 tấn thủy sản 8 tháng khai thác trên 33.500 tấn thủy sản

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

07/09/2015
Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

07/09/2015
Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015 Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015

Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….

07/09/2015
Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

07/09/2015
Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh

Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…

07/09/2015