Vịt biển hướng mở cho nghề chăn nuôi vùng ven biển

Nhưng bây giờ, nuôi vịt biển vấn đề trên không còn là khó khăn đối với nông dân vùng ven biển.
Nông dân Phan Chí Hướng, ngụ cùng ấp cho biết: Trước đây gia đình cũng có nuôi vịt đẻ nhưng khi vào mùa khô thì không nuôi được do không có nguồn nước ngọt trên các ao hồ cho vịt tắm hay làm điểm trú ngụ của vịt. Nguồn nước ven biển có độ mặn rất cao (15 - 18%o) nên hầu như các giống vịt của địa phương không chịu nổi, khả năng phát triển của vịt trong giai đoạn mùa khô, nắng nóng ở vùng ven biển bị chậm lại. Vừa qua, gia đình được Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư hỗ trợ đầu tư mô hình nuôi thử nghiệm 250 con vịt biển, khả năng của giống vịt này là chịu được nguồn nước mặn và dùng làm nước uống, tắm ngay khi nguồn nước có độ mặn cao.
Hiện nay, 500 con vịt biển được hỗ trợ cho 02 hộ (Phạm Văn Hải và Phan Chí Hướng) phát triển rất nhanh, so với giống vịt địa phương cùng với thời gian nuôi (2,5 tháng) thì giống vịt biển tăng trọng nhanh (từ 10 - 15% trọng lượng so với vịt địa phương). Cũng theo nông dân Phan Chí Hướng: do đặc tính vịt biển có tính háo ăn và uống nước nhiều, với độ mặn của nguồn nước ven biển như hiện nay (15%o) vịt biển vẫn uống được. So sánh giữa vịt địa phương thì giống vịt biển này thích nghi cao (nguồn thức ăn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, chuối cây và cám trộn lẫn với nhau…). Vịt biển cho tăng trọng nhanh, khi vịt trưởng thành đạt trọng lượng từ 03kg/con trở lên. Riêng gia đình mới nhận về nuôi được 2,5 tháng nhưng vịt đã đạt trọng lượng trên 02kg/con. Đây là hướng đi mới cho người dân ven biển về nuôi vịt.
Tìm hiểu về giống vịt biển được đầu tư cho 02 hộ nêu trên, chúng tôi được ông Kim Huỳnh Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Đây là giống vịt có nguồn gốc ở các tỉnh miền Trung, tập quán của vịt biển là sinh sống quanh các bãi biển, có khả năng sử dụng nguồn nước biển với độ mặn cao làm nguồn nước uống, khác với giống vịt địa phương. Vì vậy có tên gọi là vịt biển hay vịt 15 Đại Xuyên. Với khả năng thích nghi cao ở vùng ven biển khi nguồn nước ngọt, lợ khan hiếm vào mùa khô, việc chăn nuôi vịt địa phương rất khó khăn, giống vịt biển sẽ giúp cho nông dân nơi đây có lựa chọn tốt hơn để phát triển nghề chăn nuôi, đồng thời tận dụng được nguồn thức ăn thủy sản từ các bãi ven biển cho vịt.
Có thể bạn quan tâm

Hiện đã có trên 80% diện tích dưa hấu tại Tân Hưng được bán cho thương lái với giá từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lời từ 150 - 180 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Bé Ba (57 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng) cho biết gia đình ông trồng 3 công dưa hấu bán được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lời 50 triệu đồng.

Cây cam Bù thích hợp với vùng đất đỏ đồi núi, khí hậu nóng ẩm, trồng chủ yếu ở các xã Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Thọ, Sơn Phúc, Sơn Thuỷ, Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Lĩnh. Cam Bù trồng 3 năm là có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 7-10 năm. Mỗi gốc cam trưởng thành sẽ cho thu hoạch từ 30-40kg, trọng lượng mỗi quả 250g-350g, đặc biệt có những cây lên tới 120-150kg.

Mỗi ngày có hàng chục xe tải, xe ba gác tự chế chất hàng cao ngút qua lại cửa khẩu An Giang chạy thẳng về các tỉnh Tà Keo, Compong Spư, thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Trung bình mỗi ngày có cả trăm tấn hàng nông sản được thương lái vận chuyển sang biên giới.

Hiện tại, giá gạo XK của Việt Nam cũng đã giảm xuống khá thấp: gạo 5% tấm còn 350-360 USD/tấn, gạo 25% tấm 325-335 USD/tấn, gạo thơm Jasmine 445-455 USD/tấn, tấm 305-315 USD/tấn.

Theo đó diện tích giao khoán rừng 80.061ha/245 nhóm hộ/3.862 hộ. Đơn vị thực hiện giao khoán rừng gồm có các ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Mi, Sông Tranh, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bạch Mã và các Hạt kiểm lâm: Bắc Trà My, Đại Lộc.