Vinh danh nông dân xuất sắc 2015

Chương trình do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ NN&PTNT chỉ đạo tổ chức. Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN), Công ty Hợp tác Phát triển Quốc tế (IDCC), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty CP Phân bón Bình Điền là 4 đơn vị tổ chức thực hiện.
Toàn cảnh buổi họp báo.
Tại buổi họp báo, Báo NTNN phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền lần thứ 2 tổ chức trao giải Cuộc thi viết “Tự hào Nông dân Việt Nam” trên Báo NTNN.
Theo đó, sau gần 1 năm phát động cuộc thi (tính đến tháng 9.2015), Ban tổ chức đã nhận được gần 1.000 bài viết của các tác giả chuyên và không chuyên đến từ mọi miền đất nước.
Trong số đó, đã có hơn 150 tác phẩm được lựa chọn để đăng trên Báo NTNN hàng ngày và báo điện tử Dân Việt của Báo NTNN. Đã có 50 tác phẩm được chọn vào vòng sơ khảo và 20 trong số đó được lựa chọn vào vòng chung khảo để chấm giải.
Kết quả, Ban tổ chức đã quyết định trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải.
Nhân dịp này, Báo NTNN và Công ty CP Phân bón Bình Điền cũng phát động Cuộc thi viết “Tự hào Nông dân Việt Nam” lần thứ 3 (2015-2016).
Thời gian diễn ra cuộc thi viết lần 3 sẽ bắt đầu từ tháng 11.2015 và dự kiến thời gian kết thúc nhận bài vào ngày 15.9.2016.
Cũng tại buổi họp báo, Báo NTNN giới thiệu đến các nhà báo và bạn đọc cuốn sách “3 năm Tự hào Nông dân Việt Nam”.
Cuốn sách được xuất bản nhằm khắc họa đầy đủ và sống động chân dung những đại biểu ưu tú của nông dân Việt Nam trong suốt 3 năm qua, từ khi Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013
. Trong suốt 3 năm đó, gần 200 nông dân đã được tôn vinh, được đứng lên bục cao nhất và nhận được phần thưởng cao quý từ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đã trở thành các nhân vật gây chú ý của truyền thông và là tấm gương để những người nông dân khác phấn đấu, học tập, noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.