Việt Nam Dự Thầu Bán Gạo Cho Philippines

Vinafood 2 đã chính thức tham gia vào tiến trình đấu thầu nhằm bán 800 ngàn tấn gạo cho Philippines tại thành phố Quezon.
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) đã chính thức tham gia vào tiến trình đấu thầu nhằm bán 800 ngàn tấn gạo cho Philippines tại thành phố Quezon.
Mạng tin Inquirer.net của Philippines mới đây cho biết, bước đầu đã có 5 nhà thầu tiềm năng, trong đó có Việt Nam, đăng ký vào danh sách cung cấp 800 ngàn tấn gạo cho Philippines. Chính phủ Philippines đã dành 17,18 tỷ peso (gần 382 triệu USD) cho việc NK gạo để tăng cường lượng gạo dự trữ trong những tháng giáp hạt.
Tập đoàn LG International Corp của Indonesia, Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) của Việt Nam và đơn vị vận chuyển tàu biển của tập đoàn Pháp, Louie Dreyfus Co., đã chính thức tham gia vào tiến trình đấu thầu tại thành phố Quezon. Hai công ty khác từ Thái Lan là Thai Hua Co. Ltd và Asia Golden Rice Co. Ltd cũng đang cạnh tranh giành các hợp đồng cung cấp gạo. Hạn nộp hồ sơ dự thầu sẽ kết thúc vào ngày 15/4.
Dựa trên các điều khoản đấu thầu, tổng khối lượng gạo mua sẽ được chia thành bốn lô đấu thầu, mỗi lô 200 ngàn tấn. Một nhà thầu có thể cung cấp ít nhất là 100 ngàn tấn, điều đó có nghĩa là hai nhà thầu có thể thắng một lô thầu.
Ông Ludovico Jarina, người đứng đầu ủy ban đấu thầu gạo cho biết, các nhà thầu Việt Nam đã mua hồ sơ đấu thầu ở cả bốn lô, trong khi những nhà thầu các nước khác đang nhắm vào một hoặc hai lô. Bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể đấu thầu cả bốn lô nếu họ không để tâm đến việc phải trả phí an toàn đấu thầu, tương đương 2% chi phí của toàn bộ 800 ngàn tấn gạo.
Giá gạo ở Philippines đã tăng khoảng 4% trong ba tháng qua sau khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào nước này tàn phá các khu vực trồng trọt. Bên cạnh đó, nguồn cung gạo tại địa phương cũng giảm bởi Chính phủ đang siết chặt kiểm soát những kẻ buôn lậu tìm cách trốn thuế. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Dante Delima cho biết, các nhà quản lý kinh tế chỉ ra rằng, khối lượng nhập 800 ngàn tấn gạo là rất quan trọng trong việc ổn định giá gạo địa phương.
Sản lượng lúa gạo của Philippines đạt khoảng 19,06 triệu tấn trong vụ mùa năm 2013 - 2014, đủ để đáp ứng khoảng 98% nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhưng các nhà quản lý kinh tế muốn NK thêm gạo để giúp duy trì lượng gạo dự trữ đủ dùng cho 90 ngày giáp hạt nhằm kiểm soát lạm phát lương thực.
Trong khi đó, mạng tin Oryza dẫn nguồn tin địa phương cho biết, Philippines đang dự kiến sẽ nhận hàng trong các tháng giáp hạt từ tháng 7 - 9/2014. Tuy nhiên, nguồn tin địa phương khẳng định lượng gạo NK có thể cao hơn nhiều so với kế hoạch 800 ngàn tấn trong năm nay do nguồn cung thấp hơn, do kiềm chế gạo buôn lậu và hy vọng giá gạo NK từ Thái Lan và Việt Nam thấp hơn.
Trước đó, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, Philippines sẽ phải NK khoảng 1,2 triệu tấn gạo vào năm 2014, trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mức NK này sẽ khoảng 1,4 triệu tấn. USDA cũng ước tính sản lượng gạo của Philippines trong năm 2013-2014 đạt khoảng 11,6 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đầu năm thị trường bị thiếu một số mặt hàng nông sản đặc trưng như dưa leo, cải và rau củ, nhưng do phối hợp tốt với các nhà vườn tại Đà Lạt và TPHCM chủ động chuẩn bị lượng tốt từ trước Tết, nên siêu thị vẫn có đủ hàng để giảm giá đầu năm. Đặc biệt, một số loại nông sản như khoai tây, cà rốt, salad mỡ, dưa leo... có giá rẻ hơn thị trường từ 4.000 đến 13.000 đồng/kg.

Sáng 1-3, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tổ chức triển khai Quyết định số 241 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa gạo vụ đông xuân 2014 - 2015.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, ước giá trị NK mặt hàng thủy sản tháng 2 đạt 72 triệu USD, đưa giá trị NK 2 tháng đầu năm đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường NK chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%).

Mồng 6 Tết Ất Mùi, trong ngày đầu cả nước ra quân làm việc, các xã Glar, A Dơk, Ia Băng, Trang, Ia Pếch… thuộc huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, thủ phủ cây cao su trên Tây Nguyên vắng lặng lạ thường. Không phải vì những vườn cao su đã trơ trụi mùa thay lá, không phải người dân lên nương làm rẫy, mà bởi 2 loại cây đem lại thu nhập chính cho người dân nơi đây sắn và cao su, năm qua giá rớt thê thảm, tác động đời sống bà con.

Theo các tiểu thương, lượng hàng tại chợ quá ít trong khi thời điểm này đang là trái vụ của nhiều loại trái cây nhưng sức mua lại mạnh do sắp tới rằm tháng Giêng. Họ dự báo giá có thể tăng lên nữa trong vài ngày tới và phải đến tận 17 - 18 tháng Giêng âm lịch mới khả năng hạ nhiệt.