Vị thuốc bắc mới giúp tôm sú ngừa EMS
Một báo cáo mới đây đã đưa ra một nhân tố mới góp phần giúp tôm sú chống lại mầm bệnh EMS.
Trong các vi khuẩn gây bệnh cho tôm, Vibrio parahaemolyticus được cho là vi khuẩn nguy hiểm nhất hiện nay. V. parahaemolyticus được xác định là vi khuẩn mang phage độc gây ra hội chứng EMS trên tôm. Gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu nhằm mục đích hạn chế tác hại của loài vi khuẩn này gây ra trên tôm nuôi. Một trong những phương pháp được cho là khả thi hiện nay là sử dụng các sản phẩm kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của tôm. Trong đó, nhiều liệu pháp đến từ thiên nhiên đã được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các nghiên cứu công dụng cây Liên kiều trên tôm vẫn chưa được biết đến nhiều.
Hai thử nghiệm đã được tiến hành để xác định ảnh hưởng của chiết xuất hạt Liên kiều Forsythia suspensa (FSE) đối với tôm sú (Penaeus monodon). Thử nghiệm đầu tiên đánh giá hiệu quả tăng trưởng; thử nghiệm thứ hai đánh giá phản ứng miễn dịch và sự biểu hiện gen miễn dịch của tôm chống lại Vibrio parahaemolyticus.
Cây Liên kiều (Forsythia suspensa)
Liên kiều (Forsythia suspensa) là một trong 50 loại thảo mộc cơ bản được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Chúng chứa hai hợp chất chính là Pinoresinol và Phillyrin. Các nghiên cứu trước đây trên thủy sản cho thấy bột nghiền từ hạt cây Liên kiều có khả năng sử dụng làm kháng sinh trị một số bệnh do vi khuẩn trên cá nuôi.
Cây Liên kiều (Forsythia suspensa)
Nghiên cứu cây liên kiều trên tôm sú
Trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả tăng trưởng, tôm sú (trọng lượng ban đầu là 3.02g) được cho ăn 5 khẩu phần chứa thức ăn cơ bản 0% (đối chứng), 0.01%, 0.02%, 0.04% và 0.06% FSE, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần trong 60 ngày. Sau quá trình thí nghiệm tăng trưởng (trọng lượng cơ thể cuối cùng - FBW, tăng trọng - WG, sinh khối - BG) tôm ăn khẩu phần FSE cao hơn một cách có ý nghĩa (P <0.05) so với tôm ăn chế độ ăn đối chứng. Tỷ lệ sống sót của tất cả các chế độ ăn là trên 90%.
Với thí nghiệm đánh giá phản ứng miễn dịch: một thử nghiệm tiêm dịch vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 3HP (VP3HP) vào tôm nuôi đã được tiến hành trong 6 ngày. Kết quả tỷ lệ sống của tôm ăn thức ăn bổ sung 0,01% - 0,02% FSE cao hơn tôm không bổ sung cây liên kiều. Khả năng chống oxy hóa và hoạt động thực bào của tôm chống lại vi khuẩn được tăng cường. Biểu hiện biểu hiện gen cũng cho thấy khả năng kích thích các hoạt động chống oxy hóa và miễn dịch của tôm khi bổ sung cây liên kiều vào khẩu phần ăn.
Các kết quả cho thấy chế độ ăn có chứa chiết xuất hạt Liên kiều (FSE) có thể làm tăng khả năng tăng trưởng và khả năng chống oxy hoá của tôm sú P. monodon và tăng cường miễn dịch khi thách thức với Vibrio parahaemolyticus. Khẩu phần ăn nên ở khoảng 0,01% đến 0,02% là tốt nhất cho tôm. Báo cáo cung cấp những bằng chứng cho thấy khả năng kích thích miễn dịch mạnh mẽ của cây Liên Kiều đối với tôm sú.
Theo Jia-Jun Xiea, Xu Chenb, Tian-Yu Guoa, Shi-Wei Xiea, Hao-Hang Fanga, Zhen-Lu Liua, Yan-Mei Zhanga, Li-Xia Tiana, Yong-Jian Liua, , Jin Niu
Có thể bạn quan tâm
Tôm sú là loài giáp xác biển có tầm quan trọng về mặt kinh tế trên thị trường thế giới. Để đảm bảo tính bền vững của ngành tôm thì năng lực sản xuất và công tác
Năm ngành (phyla) chính có liên quan đến đường ruột tôm sú là Actinobacteria, Fusobacteria, Bacteroides, Firmicutes và Proteobacteria (Hình 3).
Ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột đối với vật chủ của chúng hầu hết đã được làm sáng tỏ ở các vật chủ là động vật có xương sống