Nông dân thiệt hại vì lúa bị khô bông

Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.
Thửa ruộng chuẩn bị thu hoạch của bà Trần Thị Én bị khô bông.
Hiện tại, các ruộng lúa vụ hè thu đang ở giai đoạn ngậm sữa và chín. Tuy nhiên, trên một số cánh đồng đã xảy ra hiện tượng lúa sau khi trổ bông bị khô. Bà Trần Thị Én (ấp 1, xã Bình Xuân, TX. Gò Công) than thở:
“Nửa ha lúa của nhà tôi hiện bị khô hơn một nửa. Cứ 10 bông lúa thì có từ 7 - 8 bông bị khô”. Cũng theo bà Én, ở thời điểm này của năm trước lúa cũng bị khô nhưng ít. Hiện tượng lúa bị khô bông sau khi trổ xuất hiện nhiều trên các giống lúa VD 20, OM 4900, còn các giống lúa khác thì thiệt hại chỉ từ 10 - 20%.
Ông Nguyễn Văn Vinh, 69 tuổi (ấp Thọ Khương, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây) chia sẻ: “Đây là tình trạng chung của nhiều hộ dân trên địa bàn, trước khi lúa trổ, lá đòng bị khô và sau đó đến lượt bông lúa bị khô. Mặc dù đã phun thuốc nhiều lần nhưng vẫn không hết”.
Cũng theo ông Vinh, những hộ bị thiệt hại nhẹ thì từ 10 - 20%, nặng thì lên đến 80%. Hiện tại, mọi người vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân vì sao lúa bị khô bông. Một số người có kinh nghiệm trong việc canh tác lúa thì cho rằng nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi.
Hiện tượng lúa bị khô bông dẫn đến năng suất lúa bị giảm, chất lượng cũng bị ảnh hưởng.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Hải Hậu (Nam Định) có 15.000ha đất nông nghiệp, trong đó 11.000ha đất trồng lúa, 4.000ha trồng màu và vườn tạp. Những năm qua, nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Đặc biệt, mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã chứng minh được hiệu quả bền vững khi vừa cho lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Được hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu về môi trường, phân tích sản phẩm rau an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học và canh tác theo hướng sinh thái nên sản phẩm rau màu của HTX ngày càng được thị trường ưa chuộng.

Đang làm cho một chi nhánh ngân hàng với mức thu nhập ổn định, chàng trai ấy quyết định bỏ phố về quê nuôi gà chín cựa, loài gà tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết. Trải qua không ít gian nan, cuối cùng, anh đã thành công trong sự khâm phục của nhiều người.

Nhờ đề án phát triển cà phê bền vững nên hiện Việt Nam đã có 200.000 héc ta cà phê được chứng nhận theo các tiêu chuẩn bền vững quốc tế như 4C, UTZ, trong đó, có 150.000 héc ta theo tiêu chuẩn 4C. Diện tích này sẽ tăng lên 300.000 héc ta vào năm 2015.