Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi dê

Vệ Sinh Cho Dê Ốm

Vệ Sinh Cho Dê Ốm
Ngày đăng: 25/07/2013

Xin giới thiệu với bà con cách vệ sinh cho dê ốm.

Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời. Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan mầm bệnh sang dê khác rất lớn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lây lan mầm bệnh vào môi trường. Lồng chuồng của dê ốm được sát trùng hàng ngày. Khi tiếp xúc (điều trị, chăm sóc) dê ốm xong, cần rửa và sát trùng trước khi tiếp xúc với dê khoẻ, tốt hơn là nên đeo găng tay trong khi điều trị bệnh.

Nhốt dê mắc bệnh truyền nhiễm thêm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì sau khi khỏi bệnh, gia súc vẫn có thể thải mầm bệnh và gây nhiễm cho con khác.

Bồi dưỡng sức khoẻ bằng cách cho dê ăn uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm khoáng, vitamin.

Khi dê ỉa chảy, nên để nước uống và tảng liếm thường xuyên trong cũi lồng chuồng. Ỉa chảy làm cho cơ thể mất nước, mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa chảy nặng và kéo dài (vài ngày) phải cung cấp dung dịch chống mất nước. Nếu không can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, dê trở nên yếu và có thể bị chết.


Có thể bạn quan tâm

Khẩu Phần Ăn Cho Dê Khẩu Phần Ăn Cho Dê

Dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49 kg).

13/01/2012
Chọn Giống Dê Năng Suất Cao Chọn Giống Dê Năng Suất Cao

Ngoài một số giống dê nội và nhập ngoại quen thuộc như dê Bách thảo, Boer..., hiện chúng ta còn có một số giống dê nhập ngoại và lai tạo cho năng suất cao. Xin giới thiệu một số loại dê cho năng suất cao và cách chọn lựa loại giống dê này.

13/12/2011
Giới Thiệu Một Số Giống Dê Đang Có Trên Thị Trường Giới Thiệu Một Số Giống Dê Đang Có Trên Thị Trường

Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.

13/01/2012
Kỹ Thuật Nuôi Dê - Trung Tâm Nghiên Cứu Dê Và Thỏ Sơn Tây Kỹ Thuật Nuôi Dê - Trung Tâm Nghiên Cứu Dê Và Thỏ Sơn Tây

Dê là loài ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp, rất dễ kiếm. Thịt dê thơm ngon là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Sữa dê có hàm lượng kháng thể cao hơn sữa bò nên tốt hơn. Người ta dùng sữa dê để làm phomat là món ăn rất bổ dưỡng. Có thể nói dê là con vật nuôi ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

08/03/2012
Kỹ Thuật Bắt Giữ Dê Kỹ Thuật Bắt Giữ Dê

Việc bắt giữ dê nhất là khi phối giống hay cân theo dõi cần phải thực hiện đúng cách.

29/08/2012