Bệnh dịch tả ở dê, cừu
Triệu chứng: Bệnh chia làm 3 giai đoạn: quá cấp, cấp tính và á cấp tính.
Thể quá cấp kéo dài 4-6 ngày.
Đầu tiên, con vật chảy nước mũi, sau đó sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, thở khó.
Mắt, niêm mạc mũi và miệng có màu đỏ.
Trong vòng 4 ngày bị ỉa chảy, con vật chết sau đó một vài ngày.
Thể cấp tính kéo dài khoảng 10 ngày.
Dê, cừu chảy nước mắt, nước mũi, sốt kéo dài khoảng một tuần.
Niêm mạc họng và miệng bị bào mòn, chảy nhiều dãi và có mùi hôi.
Gia súc ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy nặng.
Nhiều trường hợp phát triển thành viêm phổi thứ phát.
Thể á cấp tính kéo dài khoảng hai tuần, phổ biến ở cừu.
Dịch nước mũi chảy ra ít hơn so với các thể khác, sốt nhẹ và ỉa chảy cách quãng.
Hầu hết cừu mắc bệnh đều khỏi.
Cách lây lan: Gia súc mắc bệnh là do hít phải vi -rút khi tiếp xúc trực tiếp giữa con khoẻ với con ốm.
Thời gian ủ bệnh khoảng 2-6 ngày.
Bệnh có thể lan sang khu vực mới do quá trình vận chuyển gia súc mắc bệnh.
Điều trị: Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Nguyên nhân gây chết là do bị mất nước.
Điều trị bằng truyền dịch kết hợp với kháng sinh đối với nhiễm trùng thứ phát.
Bệnh dịch tả có thể thúc đẩy một số bệnh khác, như bệnh ký sinh trùng đường máu và đường ruột.
Như vậy, khi dê, cừu bị dịch tả, ta có thể dùng thêm thuốc chống ký sinh trùng đơn bào và thuốc tẩy giun sán.
Phòng chống: Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất.
Tiêm phòng cho miễn dịch lâu dài và một khi tất cả gia súc đã được tiêm phòng thì việc còn lại phải làm là hai năm một lần tiêm phòng cho tất cả các gia súc non chưa được tiêm.
Chú ý: Vi-rút dịch tả dê, cừu có quan hệ chặt chẽ với tác nhân gây bệnh dịch tả trâu, bò.
Do vậy, người chăn nuôi cần chú ý đề phòng và phát hiện đúng bệnh để giảm thiệt hại về kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê từ sơ sinh đến cai sữa